Cấu tạo của chữ “gì” trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, chữ “gì” được cấu tạo từ 2 chữ cái và một dấu thanh. Bao gồm “g”, “i” và dấu huyền.
Tuy nhiên, chữ “gì” cũng là một chữ khá đặc biệt khi nó còn được cấu tạo theo kiểu là phụ âm ghép “gi” kết hợp cùng với dấu thanh huyền để tạo nên một từ có ý nghĩa dùng trong tiếng Việt.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách đánh vần chữ gì chuẩn nhất
Một số sai lầm khi đánh vần chữ gì bị sai
Trong quá trình học đánh vần tiếng Việt nói chung, chữ “gì” nói riêng thì nhiều bé vẫn gặp một số vấn đề, sai lầm như:
-
Không biết nên đánh vần từng âm đơn hay là vần ghép: Như phần cấu tạo của chữ “gì” có 2 cách nên nhiều bé không biết đánh vấn là “zi – i – zi – huyền – zì” hay “gờ – i – gi – huyền – gì”.
-
Nhầm lẫn cách đọc ghi âm “gì”: Tiếng Việt khá phức tạp khi khó phân biệt được từ với âm. Trong trường hợp này chữ “gì” thường đa phần sẽ đọc theo âm “gi”, đánh vần là “zi” chứ không phải là “g” + “i” đánh vần là “gi” nên cần phân biệt để đánh vần chính xác.
-
Nhầm lẫn cách đánh vần giữa “gi” và “d”: Nhiều bé khi đánh vần chữ “gì” thường theo cách “giờ – i – gi – huyền – gì”, đây là cách đánh vần sai nhưng vẫn bị nhầm lẫn rất nhiều do bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền.
Hướng dẫn cách đánh vần chữ gì chuẩn xác
Để có thể đánh vần chữ “gì” chính xác, mọi người áp dụng công thức phụ âm ghép + dấu. Cụ thể:
“gì” sẽ đánh vần là “zi – huyền – zì” hoặc “zi – i – zi – huyền – zì”.
Một số bí quyết học đánh vần chữ gì trong tiếng Việt hiệu quả
Để có thể hướng dẫn bé đánh vần chữ cái tiếng Việt nói chung, chữ “gì” nói riêng chính xác hơn thì dưới đây là một vài bí quyết mà phụ huynh tham khảo thêm.
Đảm bảo đánh vần từng chữ cái chính xác
Xem thêm : Ý nghĩa ngày Halloween không phải ai cũng biết
Để có thể đánh vần từng từ chính xác, đòi hỏi các em phải đánh vần từng chữ cái đúng chuẩn. Chẳng hạn như với chữ “gì” đòi hỏi các em phải đánh vần chữ “gi” theo đúng là “zi” chứ không phải là “gờ – i – gi” nếu khi thêm dấu huyền đọc sẽ là “gờ – i – gi – huyền – ghì” sẽ sai nghĩa của từ.
Nắm rõ quy tắc ghép chữ để đánh vần
Cách đánh vần tiếng Việt khá phức tạp, đòi hỏi các em cần phải nắm được những quy tắc ghép vần giữa các chữ cái, dấu thanh với nhau. Chẳng hạn với chữ “gì” nhiều người sẽ ghép “g” + “i” + “huyền” hay “gi” + “huyền”… Vậy nên, để đánh vần chính xác, các em cần áp dụng các quy tắc ráp vần như sau:
Vần đơn âm: Cần đánh vần theo thứ tự như chữ viết, rồi bỏ dấu giọng sau cùng.
Ví dụ: chữ “Mẹ” đánh vần “mờ-e-me-nặng-mẹ”, không nhất thiết phải đánh vần là “e-nặng-ẹ, mờ-ẹ-mẹ”.
Vần ghép : Khi đánh vần cần theo thứ tự như chữ việt, bỏ dấu giọng sau cùng như vần đơn âm. Nếu vần đó hơi khó đọc, trong những lần đầu có thể ráp các nguyên âm (phụ âm cuối chữ) trước. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo dấu giọng vẫn được bỏ sau cùng.
Ví dụ : chữ “Việt” đánh vần “Vờ-i-vi-ê-viê-tờ-viêt-nặng-Việt” hoặc (trong một vài lần đầu) “i-ê-tờ-iêt, vờ-iêt-viêt-nặng-Việt”.
Vần có phụ âm ghép: Các em cũng sẽ đánh vần nguyên phụ âm ghép tương ứng mà không cần ráp vần rời ra.
Ví dụ: chữ “không” đánh vần “khờ-ô-khô-ngờ-không” và không đọc là “ca-hờ-ô-khô-nờ-gờ-không”.
Trường hợp chữ “y”: Để ráp vần và phân biệt với i “i ngắn” thì y sẽ được đánh vần là “i-gờ-rét” (phiên âm tiếng Pháp).
Xem thêm : Trẻ 14 tháng biết làm gì? Mách mẹ cách chăm sóc con phù hợp
Ví dụ: chữ “máy” đánh vần “mờ-a-ma-i-gờ-rét-may-sắc-máy” để phân biệt với chữ “mái” được đánh vần “mờ-a-ma-i-mai-sắc-mái”.
Cùng bé luyện tập, đánh vần thường xuyên
Tiếng Việt là ngôn ngữ khá thú vị trong cách học. Nhưng để đảm bảo quá trình học hiệu quả, đòi hỏi phụ huynh nên khích lệ, yêu cầu và đồng hành cũng bé thực hành, luyện đánh vần thường xuyên ngoài thời gian học trên lớp.
Ở đây, phụ huynh có thể tổ chức nhiều hoạt động học tập thông qua trò chơi, thi đố, làm bài tập, ứng dụng với thực tiễn để luyện tập… Điều này sẽ giúp bé có sự hứng thú hơn, kích thích khả năng tư duy và hiệu quả khi học tập tốt hơn.
Cùng bé học đánh vần tiếng Việt dựa vào truyện tranh với Vmonkey
Thay vì chỉ học trên sách vở khá nhàm chán, dễ quên thì bố mẹ có thể giúp bé học tiếng Việt thú vị hơn thông qua Vmonkey. Đây là ứng dụng dạy học tiếng Việt được Monkey phát triển dành riêng cho đối tượng trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung bài học được bám sát chương trình GDPT mới nhất. Để qua đó vừa xây dựng được nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ, vừa hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Cụ thể, Vmonkey sẽ cung cấp hơn 750+ truyện, 350+ sách nói xoay quanh 10 chủ đề thân thuộc với trẻ, trong mỗi câu chuyện sẽ lồng ghép tương ứng với các bài học về đánh vần, ghép âm, phát âm, đọc, luyện từ và câu… Kết hợp phương pháp dạy âm thanh, video, hình ảnh cũng như trò chơi tương tác. Qua đó đảm bảo:
- Trẻ học đánh vần chuẩn, phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.
- Đặt câu chuẩn ngữ pháp.
- Con không bị nói ngọng, bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền.
- Viết đúng chính tả.
- Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, tăng cường hiểu biết và nhận thức cho trẻ
- Xây dựng nền tảng tiếng Việt – hỗ trợ việc học môn Tiếng Việt trên lớp của trẻ
Để hiểu rõ hơn về Vmonkey, quý phụ huynh có thể tham khảo video sau đây:
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn đã giúp mọi người nắm được cách đánh vần chữ gì sao cho chuẩn. Hy vọng với kiến thức này phụ huynh sẽ dễ dàng hướng dẫn bé học tiếng Việt một cách dễ dàng, cũng như đạt hiệu quả tốt hơn.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non