Thủng màng nhĩ ở trẻ là vấn đề cần được lưu tâm bởi xảy ra khá phổ biến hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ ít nhiều. Do đó cha mẹ cần nắm chắc những dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ để phát hiện sớm và có can thiệp kịp thời.
1. Thủng màng nhĩ do đâu?
Trẻ luôn là đối tượng dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau nếu không được quan tâm, chăm sóc khoa học. Trong đó, thủng màng nhĩ là vấn đề điển hình xảy ra ở nhiều trẻ có độ tuổi khác nhau.
Bạn đang xem: 5 dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý
Đầu tiên, cha mẹ cần biết màng nhĩ là gì? Đây là lớp màng mỏng ngăn giữa tai trong và tai ngoài. Có chức năng tiếp nhận sóng âm bên ngoài và là lớp màng bảo vệ ngăn vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng trong tai. Khi màng nhĩ bị thủng sẽ xuất hiện vết rách/lỗ hổng ở lớp màng đó và ảnh hưởng đến khả năng nghe nghiêm trọng.
Trẻ em khi bị thủng màng nhĩ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Nhiễm trùng tai: khiến cho mủ tích tụ phía sau màng nhĩ, làm tăng áp lực lên màng nhĩ khiến tấm màng nhĩ bị rách do bị kéo căng ra.
– Thói quen làm sạch tai quá mức của nhiều cha mẹ. Hành động đưa bông tăm/vật dụng lấy ráy tai vào sâu bên trong cũng có thể làm rách màng nhĩ dễ dàng.
– Do chấn thương từ âm thanh quá lớn, đột ngột gây áp lực mạnh lên màng nhĩ. Hoặc các chấn thương vật lý ở đầu cũng có thể gây rách màng nhĩ.
2. Nhận biết trẻ bị thủng màng nhĩ với 5 dấu hiệu sau
2.1. Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ
Không quá khó để phán đoán trẻ có bị thủng màng nhĩ hay không. Và có 5 dấu hiệu thủng màng nhĩ cha mẹ có thể dựa vào đó là:
– Khả năng nghe kém đi, trẻ không nghe thấy/phản ứng chậm với âm thanh như tiếng gọi, tiếng tivi,…
– Tai trẻ có dịch mủ hoặc máu chảy ra. Điều này là do nhiễm trùng tai giữa khiến dịch tích tụ sau màng nhĩ. Khi tích tụ quá nhiều gây nên thủng màng nhĩ và chảy ra ngoài.
– Trẻ liên tục đưa tay lên tai, kèm theo biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi
Xem thêm : Mẹo hấp rau củ đúng cách
– Nếu thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thì sẽ có triệu chứng sốt cao, tai đau nhức và ù tai. Trẻ thấy khó chịu và luôn dùng tay ấn ấn vào tai để cố gắng nghe rõ hơn.
– Chán ăn, có biểu hiện buồn nôn, nôn trớ và chóng mặt.
Khi xuất hiện 5 dấu hiệu trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Qua quan sát và nội soi tai, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác trẻ có bị thủng màng nhĩ hay không, mức độ thủng màng nhĩ và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
2.2. Biến chứng nếu bỏ qua dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ
Thực tế, nhiều cha mẹ chủ quan, xem nhẹ các biểu hiện ở trẻ. Thậm chí cho rằng trẻ chỉ bị ngứa tai hay không tập trung nên mới không nghe thấy âm thanh. Lúc này, vết rách/lỗ hổng ở màng nhĩ không được điều trị đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Viêm tai xương chũm
– Mất thính lực vĩnh viễn
– Viêm màng não, áp xe não
– Viêm xoang tĩnh mạch bên
– Liệt mặt
Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ bị thủng màng nhĩ thì cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng sẽ có phương pháp can thiệp kịp thời, ngăn các biến chứng có thể xảy tới.
3. Màng nhĩ thủng có tự lành được không?
Thông thường khoảng 3 tháng sau màng nhĩ sẽ tự lành lại nếu được chăm sóc kĩ càng và khoa học.Tuy nhiên nếu vết rách không tự lành lại hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định vá màng nhĩ.
Hiện nay, phẫu thuật vá nhĩ nội soi được ứng dụng rộng rãi nhờ ưu điểm:
Xem thêm : Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn
– Làm lành lại màng nhĩ, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
– Sức nghe được cải thiện chỉ trong thời gian ngắn.
– Ít gây đau đớn, thời gian thực hiện nhanh chóng và an toàn, tỉ lệ thành công cao.
– Trẻ cảm nhận rõ rệt khả năng nghe sau khi phẫu thuật vá nhĩ.
4. Cha mẹ nên lưu ý gì trong việc cải thiện sức nghe của trẻ?
Để khả năng nghe sớm hồi phục, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
– Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, khô thoáng cho trẻ. Sử dụng khăn mềm hoặc tăm bông nhúng vào nước ấm, sau đó lau vùng tai, các vùng có nếp gấp. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày.
– Hạn chế sử dụng vật dụng lấy ráy tai cho trẻ. Thay vào đó cha mẹ nên mua thuốc nhỏ tai, nhỏ vài giọt và đặt trẻ nằm nghiêng đầu để ráy tai chảy ra ngoài.
– Tuyệt đối không cho trẻ tự ngoáy tai, không cầm các vật dụng sắc nhọn cho vào trong tai.
– Sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng theo đơn của bác sĩ.
– Lau khô tai cho trẻ sau mỗi lần tắm. Tránh để nước vào tai, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
– Đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng về thính lực đang được hồi phục hiệu quả.
Dấu hiệu thủng màng nhĩ khá dễ nhận biết qua các triệu chứng, hành động của trẻ. Cha mẹ cần lưu tâm và để ý tới các dấu hiệu bất thường mà trẻ gặp phải. Nếu có nghi ngờ thủng màng nhĩ thì cần đưa trẻ đi kiểm tra để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đồng thời, cần kết hợp với các cách thức chăm sóc khoa học, vệ sinh tai nhẹ nhàng thay vì làm sạch quá mức.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non