Thuyết minh về một quy tắc trong trò chơi kéo co lớp 7 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.
C. Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co lớp 7
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 1
Trường em, vào các hội thi thể thao, luôn có sự xuất hiện của trò chơi kéo co. Vì trò chơi này vừa giúp rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, lại giúp thể hiện tinh thần đoàn kết của tập thể. Bên cạnh đó, trò chơi này còn có quy tắc rất đơn giản nên rất phổ biến và dễ thi đấu. Sau đây, em sẽ giới thiệu về những quy tắc cơ bản nhất của trò chơi này.
Bạn đang xem: TOP 17 Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co lớp 7 Hay Nhất
Đầu tiên là về dụng cụ để chơi trò kéo co. Trò chơi này chỉ cần một món đồ duy nhất là một sợi dây thừng đủ dài để người hai đội chơi cầm nắm. Sợi dây này cần có kích thước to vừa phải để nắm lúc kéo, lý tưởng nhất là to bằng ba ngón tay. Đặc biệt, sợi dây phải đủ bền để chịu sức kéo của nhiều người cùng lúc, và không có hiện tượng giãn nở.
Thứ hai là về người chơi. Người chơi là các bạn học sinh trong trường, tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, thì thường sẽ tổ chức thi đấu giữa các lớp cùng khối (có cùng độ tuổi) để tránh việc chênh lệch quá lớn giữa các đội thi. Đặc biệt, trường em luôn cho các đội được tự chọn thành viên trong lớp, có cả nam và nữ đều được. Điều đó đã giúp tăng sự đoàn kết trong tập thể lớp. Các bạn tham gia đều là các bạn có sức khỏe, sức bền và thường xuyên rèn luyện thể thao. Các bạn ấy sẽ được cả tập thể lớp ủng hộ và cổ vũ nhiệt tình khi tham gia thi đấu. Thường trong ngày thi, các bạn sẽ mặc áo lớp, để thể hiện tinh thần tập thể, đồng thời khẳng định được sức mạnh của lớp mình sau những lần chiến thắng.
Cuối cùng, quan trọng nhất chính là cách chơi và giành chiến thắng. Trò kéo co là sự đối đầu giữa hai đội một lần. Số người thi ở cả hai đội phải bằng nhau. Sợi dây kéo co được chia đều, đánh dấu ở chính giữa. Phần đánh dấu trên dây sẽ thẳng với phần vạch kẻ ở trên mặt đất. Sau khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận đấu, cả hai đội sẽ ra sức kéo đội đối phương về phía mình. Sao cho người đầu tiên của đội đó vượt qua vạch kẻ chính giữa là được. Thông thường, các trận đấu diễn ra lâu hay nhanh là tùy thuộc vào sự cân sức của hai đội thi đấu. Sự dằng co diễn ra càng lâu thì mức độ kịch tính của trận đấu càng được đẩy lên cao. Cùng với sự thi đấu của các tuyển thủ, thì đội cũ vũ xung quanh liên tục hò reo tên lớp cũng là một hình thức thi đấu về sự nhiệt tình của tập thể lớp.
Với những quy tắc trên, trò chơi kéo co vô cùng dễ chơi và dễ hiểu. Vì thế, năm nào trường em cũng tổ chức hội thi kéo co cho các bạn học sinh cùng nhau tham gia.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 2
Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội – Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 3
Trò chơi dân gian là những trò chơi xuất hiện từ rất sớm và được lưu truyền trong dân gian, trở thành một nét đẹp văn hóa. Trong các lễ hội truyền thống của dân tộc, trò chơi dân gian được mọi người tổ chức hàng năm. Một số trò chơi dân gian tiêu biểu có thể kể đến như đua thuyền, chơi ô ăn quan, …Kéo co cũng là một trò chơi đọc đáo và thông dụng trong đời sống từ xưa tới nay.
Theo nghiên cứu, trò chơi kéo co vốn ra đời từ xa xưa, vào thời cổ đại, nó đã xuất hiện ở Ai Cập. Những cuộc đấu mà người Ai Cập cổ từng tổ chức vào khoảng 2500 năm trước công nguyên được in trên nhiều môi ngộ cổ đã cho thấy rõ điều đó. Ở Trung Quốc, vào thời Đường và thời Tống, trò chơi này cũng rất được ưa chuộng trong triều đình. Ở các nước Tây u, trò chơi kéo co xuất hiện từ khoảng 1000 năm sau công nguyên.
Kéo co được nhiều quốc gia xem như một môn thể thao có tác dụng rèn luyện sức khỏe, đồng thời còn tăng tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu trong mỗi người. Đặc biệt, môn thể thao này từng được đưa vào thế vận hội Olympic vào năm 1916 đến 1917, song sau đó vì một vài lý do mà môn thể thao này buộc bị loại bỏ. Vào năm 1960, sự ra đời của liên đoàn kéo co quốc tế đã cho thấy vị trí của môn thể thao này trong đời sống.
Nhiều loại trò chơi dân gian khác mang tính cá nhân thì kéo co là trò chơi thể hiện được tinh thần tập thể của đồng đội. Khi chơi, các đội sẽ chia làm hai phe để thi đấu, số thành viên của mỗi đội bằng nhau, đảm bảo cân đối về giới tính. Nếu phe bên này là nữ thì phê bên kia cũng phải là nữ và ngược lại. Hai phe đứng về hai phía đối diện nhau, các thành viên trong đội khi nghe hiệu lệnh từ trong tài, họ sẽ cùng chung sức để kéo sợi dây về phía mình. Sợi dây được buộc sẵn một khăn màu đỏ, khi phe nào kéo dây mà đoạn khăn màu đỏ quả vạch xuất phát của mình trước thì phần thắng sẽ thuộc về phe đó.
Nhiều nơi, người ta không sử dụng sợi dây làm vật kéo mà lấy tay người để trực tiếp kéo nhau. Hai người đứng đầu đại diện cho hai phe nắm lấy tay nhau, các thành viên đi sâu ôm bụng nhau liên tiếp như chuyến tàu mà kéo. Nếu bên nào phải rời tay trước thì bên đó chịu phần thua. Trò chơi được diễn ra trong vòng ba hiệp, mỗi hiệp là một lần kéo. Phe nào thắng hai hiệp là phe đó giành phần thắng.
Kéo co là một trò chơi truyền thống của nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Campuchia, Việt Nam, Philippin. Đặc biệt, ở nước ta, trò chơi này được nhiều dân tộc tổ chức như dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Tày,…ra đời từ rất sớm và cho đến nay, nó vẫn còn được lưu giữ, truyền đời, tiếp nối qua nhiều thế hệ.
Đi khắp Việt Nam, đặc biệt là những làng quê, thôn xóm, ta vẫn thường thấy những lũ trẻ trong làng rủ nhau chơi trò kéo co này. Thật vui, vì những giá trị đẹp đẽ ấy còn được lưu truyền. Cứ mỗi độ xuân về, tết đến, khi lễ hội diễn ra, trò chơi kéo co trở thành một phần vô cùng quan trọng không thể không có. Nó trở thành nét văn hóa đẹp trong lễ hội.
“Đám này đang nhảy dâyĐám kia đang đánh đáoCó đứa đang trốn tìmTrốn ngay sau… cô giáoCon trai chơi kéo coVui ngã kềnh ra đấtCon gái chơi lò còVui “xây nhà” tất bậtCô giáo không chơi gìChỉ nhìn mà vui nhất!”
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, sự tiện ích của công nghệ thông tin đã mang đến cho thế hệ trẻ những trò chơi hấp dẫn và lí thú khác. Song, vẫn không thể thay thế được sự hấp dẫn và lý thú của trò chơi dân gian. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 4
Xã hội và đất nước Việt Nam ngày một trở nên phát triển, con người chúng ta ngày nay do vậy mà cũng có nhiều cách để vui chơi giải trí hơn sau những giờ học tập và làm việc vô cùng mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng, có thể nói không gì có thể thay thế được những trò chơi dân gian của dân tộc chúng ta, và tỏng đó không thể không kể đến trò kéo co truyền thống của người dân Việt Nam.
Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là “kéo da”, trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,… thay cho dây thừng để chơi kéo co.
Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đấu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi, đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.
Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền, được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, rời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.
Kéo co đã trở thành một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 5
Xem thêm : Những Bài Hát Về Quả Hay Và Dễ Thuộc Nhất Dành Cho Trẻ
Nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay vẫn luôn mặn mà, tha thiết với các lễ hội truyền thống dân tộc, ngoài phần rước lễ có nhiều nghi thức, trang trọng, mang tính hình thức cao, thì phần hội là phần thu hút người xem, người tham dự hơn cả. Ở miền Bắc nước ta đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, tháng 1 âm lịch được mệnh danh là tháng ăn chơi, hầu như mỗi làng mỗi xã đều có những lễ hội truyền thống, không lớn thì nhỏ, tạo điều kiện cho bà con, du khách vui chơi tham quan, đồng thời cũng là một phương pháp hay để giữ gìn nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Trong phần hội thường diễn ra các tiết mục ca múa, biểu diễn, hoặc tổ chức các trò chơi thi đấu giữa các làng các xã với nhau như: đua thuyền, nấu cơm, nhảy dây, chạy thi,… Trong số đó kéo co được xem là bộ môn thi đấu có tính phổ biến và ứng dụng cao nhất, bởi nó không chỉ xuất hiện trong lễ hội truyền thống mà còn có mặt trong mọi cuộc thi đấu thể thao giao lưu của các tổ chức.
Kéo co hay kéo dây là trò chơi dân gian quen thuộc, dễ chơi, dễ phân định thắng thua và người chơi cũng không cần phải trải quan huấn luyện gì bởi nó không phải là bộ môn cần kỹ thuật khéo léo, cao cấp mà là bộ môn thiên về thể lực và sự đoàn kết giữa đồng đội với nhau. So sánh với các trò chơi dân gian truyền thống khác, thì người ta thường thích tham gia trò kéo co hơn bởi sự đông vui của đồng đội, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết, thêm vào đó tương đối an toàn cho người chơi. Chính vì vậy kéo co đã trở thành trò chơi “quốc dân”, luôn luôn cố mặt trong các hội hè tập thể, trong trường học, nơi công sở và trong các lễ hội.
Kéo co có lẽ bắt nguồn sớm nhất tại cổ đại Ai Cập vào khoảng năm 2500 TCN theo như những vết chạm khắc trên các ngôi mộ cổ xưa, sau đó có mặt tại Hy Lạp vào khoảng năm 500 TCN và được xem như một môn thể thao. Ở Trung Quốc kéo co từng được coi là môn thể thao “vua” rất được ưa chuộng dưới triều Đường và triều Tống, còn ở châu Âu kéo co xuất hiện khá muộn vào khoảng thế kỷ thứ 16 tại Anh.
Về luật chơi thì cứ mỗi một nơi, một tổ chức lại tự đề ra luật và các quy chế tính điểm riêng. Nhưng về cơ bản kéo co là trò chơi đòi sự phối hợp lẫn nhau trong cùng một đội. Người ta chia người kéo co thành các đội theo các tiêu chí khác nhau: cùng làng, cùng xã, cùng đơn vị, cùng trường,… một số cá biệt có thể chia thành đội nam và đội nữ kéo với nhau. Số người giữa hai đội là như nhau, các đội có quyền tự chọn thành viên, thông thường các thành viên được chọn là người có sức vóc, chịu lăn xả, và đã có kinh nghiệm chơi thì càng tốt. Dụng cụ chơi rất đơn giản chỉ là một sợi dây thừng lớn, chắc, đường kính khoảng 2cm, dài tầm 30m.
Điểm giữa sợi dây được đánh dấu bằng cách cột một dải vải đỏ để làm mốc chiếu với vạch ngăn cách kẻ dưới đất để xác định thắng thua, từ điểm giữa tính về hai bên 1 mét nữa đều được đánh dấu bằng cách cột vải tương tự, để xác định định vị trí đứng và vị trí cầm dây của người đầu tiên. Sân thi đấu là một sân phẳng, tốt nhất là sân cỏ hoặc sân đất có địa hình bằng phẳng, rộng rãi, không đọng nước, không có sỏi đá, rác rưởi. Trên sân người ta xác định điểm thi đấu bằng cách kẻ một vạch lớn ngăn cách giữa sân, sau đó mỗi bên kẻ thêm một vạch tại điểm cách vạch giữa 1 mét để xác định điểm đứng của người đầu tiên mỗi đội. Một trận đấu thông thường có ba hiệp, đội nào thắng hai hiệp thì chiến thắng, nếu có nhiều đội cùng thi đấu thì tổ chức đấu loại dần theo sự bốc thăm ngẫu nhiên hai đội thi với nhau, đội nào thắng thì có quyền vào vòng trong, cứ như thế cho đến khi vào chung kết là hai đội mạnh nhất.
Trọng tài sẽ dải sợi dây dọc sân, điểm giữa sợi dây trùng với vạch mốc giữa sân, rồi ra hiệu cho hai đội vào vị trí, các thành viên của độ tự sắp xếp chỗ đúng theo kiểu so le, ví dụ những người số lẻ đứng bên phải, số chẵn đứng bên trái, hoặc chọn đứng hết về một phía để tập trung lực kéo, đồng thời chọn hai người khỏe nhất cho đứng vị trí đầu và vị trí cuối đóng vai trò làm trụ. Hai đội chơi làm theo hiệu lệnh của trọng tài, nâng dây, căng dây và khi nghe tiếng trọng tài hô “kéo” thì cả hai đội dồn hết sức kéo dây về bên mình, đội nào kéo được đội bạn qua vạch phân cách giữa sân thì đội đó thắng. Cứ sau mỗi hiệp hai đội chơi lại đổi sân cho nhau, rồi tiếp tục kéo cho đủ 3 hiệp và trọng tài dựa trên sự quan sát của mình để phân định thắng thua.
Có một số lưu ý đối với người chơi khi tham gia kéo co để được an toàn và có một cách chơi đúng đắn, cũng như khả năng giành chiến thắng cao. Đó là phải trang bị tốt khi tham gia thi đấu, hãy chuẩn bị cho các tuyển thủ mỗi người một đôi găng tay dày và có độ ma sát cao, để tránh trầy xước cũng như nắm dây được tốt hơn, thêm vào đó người chơi cũng cần có một đôi giày vải mềm, đế có nhiều gân, khả năng bám trên mặt đất tốt để tránh trượt ngã khi đang dùng sức kéo. Về tư thế kéo, người nào thuận bên nào thì đứng phía đó, nhưng vẫn phải sắp xếp sao cho hợp lý, khi nắm dây phải nắm vững và chắc, chân mở rộng, một trước một sau trùng xuống, người hơi đổ về phía sau, kẹp thừng kéo co vào nách. Vì kéo co là trò chơi đòi hỏi sự đoàn kết thế nên người trong một đội cần thống nhất chặt chẽ với nhau về việc dùng lực, có thể sử dụng các tiếng hô đều “1 2” hoặc “1 2 3” để tập trung sức kéo cùng lúc.
Kéo co là một trò chơi thú vị, tăng tính đồng đội và tinh thần đoàn kết giữa con người trong cùng một tập thể với nhau, đặc biệt là mang lại sự vui vẻ, thỏa mái khi chơi, khiến những người vốn không thích vận động cũng trở nên hào hứng hơn trong bộ môn này vì nó có tính “tập thể”. Hy vọng rằng kéo co sẽ mãi là một trò chơi truyền thống được yêu thích, đồng thời được nhiều người biết đến và tham gia chơi trong tương lai hơn nữa.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 6
Cuộc sống của con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Để làm nên một cuộc sống muôn màu, ý nghĩa không thể thiếu những giá trị tinh thần. Những giá trị này giữ vai trò quan trọng thúc đẩy con người sống tốt hơn. Một trong những giá trị tinh thần quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.
Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó. Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau. Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.
Để chơi trò kéo co này cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu. Hai đội chơi sẽ đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước. Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau không hơn không kém. Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì năm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo. Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình. Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc. Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc. Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.
Trò chơi này đòi hỏi các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Khi kéo sợi dây thừng bằng tay không sẽ gây cảm giác đua rát, sưng phồng rộp. Bước vào trận đấu, mọi người đều cố gắng dùng hết sức mình để kéo sợi dây dễ bị xô đẩy, dẫm chân nhau. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.
Khán giả khi xem trò chơi kéo co thường phải đứng cách thành viên mỗi đội một khoảng cách nhất định để đảm bảo thí sinh có đủ khoảng không gian để di chuyển cũng như tránh sự xô đẩy, va ngã vào người mình. Không khí của buổi kéo co nô nức, rộn ràng bởi tiếng trống, tiếng hò reo của khán giả cổ vũ tinh thần cho hai đội. Chính sự tưng bừng này đã làm cho khí thể của cuộc thi kéo co được nâng lên và thu hút nhiều người xem hơn.
Trò chơi dân gian này không chỉ giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết mà còn giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi. Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.
Trò chơi dân gian này vốn được lưu truyền từ lâu đời và còn tồn tại rộng rãi cho đến tận ngày hôm nay. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay nhưng trò chơi này vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam ta. Khi mà game online và vô số các trò chơi, thú vui hiện đại khác ra đời thì việc lưu giữ vẻ đẹp và phát huy giá trị của kéo co nói chung và các trò chơi dân gian khác nói riêng là vai trò và trách nhiệm của các thế hệ con người Việt Nam ta.
Nhiều năm tháng qua đi nhưng trò chơi này vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh thần to lớn của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của lớp lớp bao thế hệ con người.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 7
Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co..
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, nhu không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 8
Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015. Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”.
Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”. Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.
Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015.
Xem thêm : Bảng động từ bất quy tắc trong tiếng Anh và mẹo học nhớ lâu
Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”. Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”.
Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.
Không chỉ có dân tộc Kinh, mà ở nhiều dân tộc ít người khác ở Việt nam như dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy…cũng có tục trò kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng như kéo co bằng thừng, dây chão, kéo bằng gậy gỗ, kéo co bằng cách dang tay kéo người trực tiếp…Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng đều thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể. Nhạc sĩ Thao Giang, người dành nhiều năm nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật dân gian, nhận xét: “Trò chơi kéo co không phải các nước không có, nhưng cách chơi của người Việt từ xưa qua hình tượng các bức tranh cho đến ngày nay vẫn thấy toát lên bản sắc của người Việt đó là: rèn luyện sức khỏe, nhưng không bạo lực, không đặt nặng tính ăn thua, tranh chấp, mà trò chơi luôn thể hiện niềm vui”.
Trong xã hội hiện đại, trò kéo co vẫn là trò chơi phổ biến trong xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, người lao động… Việc trình UNESCO công nhận Nghi lễ và trò kéo co là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ là cơ hội để Việt nam tăng cường phổ biến, nhân lên niềm đam mê, yêu thích trò chơi kéo co dân gian, một di sản văn hoá truyền thống.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 9
Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi dùng sức mạnh của đồng đội để giành chiến thắng.
Kéo co có thể nói là trò chơi mang tính đồng đội, hợp với mọi lứa tuổi. Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Khi trọng tài cất tiếng còi cất lên cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. Các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Trò chơi kéo co cần đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát nhưng bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống tiếp sức mạnh tinh thần các đội tham gia.
Trò chơi kéo co thường chơi trong các dịp lễ hội, trại hè như một cách để gắn kết tình cảm với nhau, thể hiện tình đoàn kết trong trường học, tổ chức.
Kéo co mãi là trò chơi đồng đội với tinh thần đồng đội cao mới giành được chiến thắng, cho dù sau này có nhiều trò chơi mới xuất hiện lôi cuốn nhưng những hoạt động ngoài trời mà thiếu kéo co như vắng đi một trò chơi thú vị và bổ ích.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 10
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, bởi vậy cho nên đời sống tinh thần của con người rất mực phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian được xem là một nét đẹp văn hóa, làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam. Trò chơi kéo co là một trong những trò chơi dân gian như thế và còn được lưu truyền phổ biến cho đến ngày nay.
Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.
Trước khi tiến hành chơi kéo co, người ta thường phải chuẩn bị một sợ dây thừng dài, chắc chắn. Phần giữa của sợi dây sẽ được buộc dấu bằng vải đỏ. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vách xuất phát của hai đội. Tùy vào số lượng người chơi mà chia ra số người trong hai đội sao cho bằng nhau. Thông thường số người chơi của mỗi đội là mười người. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi đều là nữ, hoặc năm nam năm nữ xen kẽ,…
Khi trọng tài ra hiệu lệnh, thường là một hồi còi (hoặc một tiếng trống) hai bên sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Bên nào kéo được dấu vải đỏ về phía mình qua vạch xuất phát là bên đó chiến thắng. Tùy vào thể trạng của người chơi và cách phân bố đội hình mà có thể dẫn đến kết quả thắng – bại khác nhau. Thông thường, các đội sẽ bố trí hai người khỏe mạnh nhất của đội ở vị trí đầu và cuối, như vậy sẽ tổng hợp được tất cả lực kéo của các thành viên trong đội, dễ dàng giành chiến thắng hơn.
Một hình thức kéo co khác đó là người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co chứ không có sợi dây thừng, Khi ấy, hai người đứng đầu hai đội nắm lấy tay nhau, còn các thành viên phía sau ôm bụng người trước mà kéo. Nếu bên bên nào có người bị “đứt dây” rời ra là thua bên kia. Tuy nhiên, để phân thắng bại chung cuộc thì hai đội phải tiến hành ba trận đấu. Bên nào thắng hai trận thì bên đó mới là đội chiến thắng cuối cùng.
Mỗi trận kéo như vậy có thể diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian của trẻ em, mà nó còn được đưa vào chơi trong các dịp lễ hội, hội trại để đem lại không khí sôi động với những tiếng hò reo rộn ràng nhất. Các cổ động viên sẽ nhiệt tình cổ động, khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả cũng là động lực giúp cho đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện những trò chơi hiện đại đầy mới mẻ và hấp dẫn hơn nhưng cho dù thế, những trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi kéo co chắc chắn sẽ vẫn còn là trò chơi thu hút người chơi, người tham gia. Với tuổi thơ mỗi người, chắc chắn đây cũng là trò chơi nhớ mãi không quên. Và dù sau này có đi đâu xa trở về, thăm lại quê hương sẽ vẫn bồi hồi xúc động nhớ lại trò chơi kéo co thuở nào.
Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 11
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.
Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng. Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực. Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.
Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.
D. Đoạn văn thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co lớp 7
Đoạn văn Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 1
Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò chơi có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không chán. Trong số đó trò chơi dân gian xuất hiện từ lâu đời dược mọi người vô cùng yêu thích là trò chơi kéo co. Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau nhưng bao giờ số người cũng chia làm hai phe, mỗi phe dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia về phía mình là thắng. Có khi cả hai bên là nam hoặc nữ, dân làng thường chọn trai chưa vợ gái chưa chồng. Có một cột trụ để ở giữa sân chơi có một dây thừng để kéo. Khi trọng tài thổi còi báo hiệu thì hai bên cùng ra sức kéo cho bằng được đội bên kia về phía mình. Bên nào mà có người ngoài vào kéo hộ thì bên đấy thua. Em thấy trò chơi này cũng rất bổ ích vì trò chơi này thể hiện tính đoàn kết của mọi người nên em rất thích trò chơi này.
Đoạn văn Thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 2
Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
–
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục