IX. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
1. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo
Vui chơi là hoạt động chủđạo không phải vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời giờ vật chất cho nó, mà chính là
trò chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủđề(ĐVTCĐ) đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Nó chi phối các dạng hoạt động khác (như học tập, lao động…) làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo.
Bạn đang xem: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo
Những hình thức trò chơi như trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi có luật, trò chơi đóng kịch v.v… đều xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo cũng thích những loại trò chơi này,
nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là trò chơi đóng vai theo chủđề.
Trong trò chơi đóng vai theo chủđề, điều hấp dẫn nhất đối với trẻ là trẻđược thỏa mãn nguyện vọng được sống và hoạt động như người lớn. Loại trò chơi này mô phỏng lại cảnh sinh hoạt, những hành động, hoạt
động lao động của người lớn với tất cả những mối quan hệ qua lại trong xã hội. Thí dụ trò chơi “bệnh viện” mô phỏng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, trò chơi “đi đường” mô phỏng mối quan hệ giữa
người đi lại trên đường với người cảnh sát giữ trật tựan toàn giao thông… Trong trò chơi, những mối quan hệ giữa người và người được thể hiện một cách khách quan và rất tựnhiên trước đứa trẻ. Qua đó trẻ có thể
hiểu mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Chẳng hạn trong trò chơi “mua bán”,
trẻ hiểu rằng “người mua” có quyền lựa chọn những thứhàng gì mà mình thích và đang cần, đồng thời có
nghĩa vụ là phải trả tiền cho “người bán”. Ngược lại, “người bán hàng” khi nhận tiền của “người mua” thì phải trao hàng cho họ. Vì vậy có thể nói rằng: Trò chơi đóng vai theo chủđề là một hình thức độc đáo của sự tiếp xúc của trẻ với cuộc sống xã hội người lớn. Trong khi chơi, trẻ tái tạo lại đời sống xã hội xung quanh mình với con mắt trẻthơ, qua đó mà trẻ học làm người.
Trò chơi đóng vai theo chủđề là loại trò chơi mang đầy đủý nghĩa nhất của việc chơi ở trẻ mẫu giáo. Nó bắt đầu xuất hiện ở cuối tuổi ấu nhi nhưng chỉđến lứa tuổi mẫu giáo thì mới đạt tới mức độ hoàn thiện.
1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
Trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo, phải nói tới loại trò chơi đóng vai theo chủđề vì nó mang nhiều đặc trưng nhất của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo.
1.1.1. Vui chơi là hoạt động không mang tính chất bắt buộc
Vui chơi không phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không nhất thiết phải tuân theo một
Xem thêm : Nguồn gốc, ý nghĩa và biểu tượng ngày Lễ Giáng Sinh
phương thức chặt chẽ. Trẻ tham gia nhiệt tình vào trò chơi nào đó là do chính sức hấp dẫn của bản thân trò
chơi, chứ không có một sự ràng buộc nào khác, kể cả kết quả của sựvui chơi đó.
Điều làm cho người hoạt động quan tâm trong học tập và lao động chính là kết quả của những hoạt động
đó: Học được những kiến thức, kỹnăng gì và làm ra những sản phẩm như thế nào. Nhưng đối với trẻ khi
tham gia trò chơi thì chúng chẳng bận tâm gì đến kết quả của việc chơi. Thí dụ trong trò chơi “khám
bệnh”, cái hấp dẫn đối với trẻ chính là việc người “bác sĩ” đeo cái ống nghe vào tai, đặt cái ống nghe trên ngực “người bệnh”, chứ việc chẩn đoán hay chữa bệnh có đúng hay không thì trẻ chẳng cần chú ý đến.
Như vậy có nghĩa là động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động chứ không phải nằm ở kết quả. Chính vì vậy, trò chơi mang tính tự nguyện rất cao. Trẻ thích trò chơi nào thì chơi một
cách say mê trò chơi ấy. Có vui thì mới chơi, và đã chơi thì phải vui. Đó là tính chất đặc biệt của hoạt
động vui chơi. Mọi sự bắt buộc hoặc áp đặt đều dẫn tới sự phá hoại trò chơi. Trò chơi mà không mang lại niềm vui sướng thì không còn là trò chơi nữa.
74
1.1.2. Hoạt động vui chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập
Trong hoạt động học tập, đểlĩnh hội tri thức, kỹnăng, kỹ xảo mới trẻ phải tích cực, độc lập huy động hoạt
động nhận thức dưới sự tổ chức chặt chẽ của giáo viên. Nhưng trong hoạt động vui chơi thì khác, do trẻ chơi một cách tự nguyện nên khi chơi trẻ hoạt động hết mình, trẻ tích cực, độc lập chủđộng quan sát, tìm tòi những khía cạnh khác nhau của thế giới xung quanh để phản ánh chúng vào trò chơi theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Vì vậy trong hoạt động vui chơi, người lớn không thểáp đặt hay chơi hộ trẻ, mà chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn mà thôi. Trẻcũng chỉ thực hiện những điều gợi ý của người lớn khi thấy phù hợp với nhu cầu và hứng thú của mình. Tác dụng giáo dục của người lớn với trẻ trong hoạt động vui chơi là ở chỗ người lớn biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hoạt động vui chơi, và hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi sao cho vừa thỏa mãn những nhu cầu hứng thú của trẻ, mà lại đạt được những yêu cầu giáo dục. Vui chơi càng mang tính chất tự nguyện bao nhiêu thì càng phát huy ở trẻ tính tích cực, chủ động,
độc lập và nhiều sáng kiến bấy nhiêu.
1.1.3. Hoạt động vui chơi mà đặc trưng là trò chơi đóng vai theo chủ đề, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau giữa các thành viên trong trò chơi với nhau
Nếu ở lứa tuổi trước trẻthường chơi một mình với đồ vật, có chơi cạnh nhau thì cũng chẳng cần để ý xem bạn mình ngồi bên cạnh đang chơi cái gì, hoặc nếu có quan tâm thì lại là chính những thứmà mình đang
Xem thêm : Thực đơn tăng cân cho bé cả tuần không trùng món, Mẹ lưu lại ngay
cần, thì đến tuổi mẫu giáo trẻ mới thực sự có nhu cầu chơi với nhau. Trò chơi đối với trẻ mẫu giáo thường là phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn ở xung quanh, mà hoạt động trong xã hội người lớn thì lại ít mang tính chất riêng lẻ, đơn độc, hoạt động của một người thường liên quan đến hoạt động của nhiều
người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờcũng mang tính chất xã hội. Sự hợp tác giữa nhiều
người trong một cộng đồng hay một nhóm này với một nhóm khác là một đặc trưng của xã hội loài người. Bởi vậy, để tiến hành một trò chơi nhằm mô phỏng lại đời sống xã hội thì nhất thiết phải có nhiều trẻ tham gia, cùng hoạt động với nhau, nghĩa là phải có bạn bè cùng chơi. Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. Từ đó, các nhóm bạn bè được nảy sinh, và “xã hội trẻem” cũng đang được hình thành. Có thểnói trò chơi là nội dung cơ bản để tập hợp trẻ lại thành nhóm, là hoạt động chung đầu tiên, cơ bản của trẻ mẫu giáo, trong đó nhiều mối quan hệ muôn màu muôn vẻ giữa trẻ với nhau được thiết lập một cách rất tự nhiên và nhân cách của trẻcũng được lớn lên từ nhóm bạn bè đó. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nhóm chơi của trẻ là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của
con người.
1.1.4. Hoạt động vui chơi mà đặc trưng là trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính chất ký hiệu –
tượng trưng
Trong khi chơi, mỗi đứa trẻđều tự nhận cho mình một vai nào đó (thường là những vai người lớn) và thực hiện những hành động phù hợp với vai chơi, nhưng đấy chỉ là hành động ngụ ý (giả vờ) mà thôi. Chẳng hạn trẻđóng vai bác sĩ thì chỉ cần đeo cái “ống nghe” và khám cho “người bệnh”, thế thôi. Thậm chí trong
khi chơi, trẻ còn lấy vật này thay thế cho vật kia và tựđặt tên cho vật thay thế (gọi que tre là cái ống tiêm), rồi sử dụng vật thay thế đó cho phù hợp với tên gọi của nó (lấy que tre chích vào người bệnh cũng có
nghĩa là đang tiêm cho người bệnh).
Tất cả những điều giả vờ nói trên, từ việc đóng vai nhân vật đến việc dùng vật thay thế, lại mang ý nghĩa
rất thực, vì nó phản ánh một sự việc có thực đã xảy ra như vậy trong cuộc sống thực. Đó là sựra đời một chức năng mới của ý thức: Chức năng ký hiệu – tượng trưng. Sựra đời của chức năng ấy chứng tỏ trẻđã bước sang một loại hình mới của việc nhận thức hiện thực, một loại hình đặc trưng của con người. Đó là
75
Điều này cho phép trẻ tách hành động khỏi đồ vật. Ta thường thấy trẻ mẫu giáo (cả trẻ cuối tuổi ấu nhi)
hành động mà không cần đồ vật chẳng hạn trẻ đưa tay lên mồm giả vờ uống nước hay với một đồ vật không phù hợp với hành động đó không còn ý nghĩa hiện thực của nó mà đã biến thành một sự mô tả, một sựđánh dấu hành động hiện thực. Nếu trẻ cưỡi ngựa bằng cái gậy thì đó không phải là cưỡi ngựa mà là
đánh dấu việc cưỡi ngựa. Tiếp theo việc đánh dấu hành động là việc đánh dấu đồ vật, tức là việc thay thế đồ vật này bằng một đồ vật khác, ởđây trẻđã thay thế con ngựa bằng cái gậy. Điều đó nói lên trẻđã biết dùng những ký hiệu tượng trưng để nhận thức thế giới. Nhờđó, các hoạt động tâm lý khác (như tư duy, tưởng tượng…) đều được phát triển theo hướng các hoạt động tâm lý người, trong đó tín hiệu thứhai đóng
vai trò cực kỳ quan trọng.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non