Không ngăn được bà cụ nên chị Xuân xuôi lòng chiều theo. Sau một thời gian, bé ngày càng biếng ăn, còi cọc, 23 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 10,5kg. Đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng, chị Xuân mới rõ nguyên cớ con suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa xuất phát từ việc được cho ăn cơm quá sớm, khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, chị Trà, nhân viên công ty bảo hiểm tại quận 3, TP HCM, lại đau đầu vì con gái đã hơn 2 tuổi nhưng không chịu ăn cơm. Bác sĩ giải thích, đây là hậu quả bé đã quen với việc được ăn cháo và thức ăn xay nhuyễn, không thích cử động nhai khi phải tập ăn cơm.
Bạn đang xem: Tập cho trẻ ăn cơm đúng cách
Trẻ cần làm quen với cơm mềm khi có khoảng 20 chiếc răng. Ảnh: news.sina
Xem thêm : Kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng gì?
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, sau 19 tháng tuổi, khi có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Đến độ sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm.
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thông thường tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là lên 2. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc.
Chia sẻ trong một buổi sinh hoạt tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bác sĩ Hương cho biết, sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ rất dễ ngán và không khuyến khích được cử động nhai ở trẻ.
“Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được phần cơm hơi nhão hơn cho trẻ”, bác sĩ Hương chia sẻ.
Xem thêm : Hướng dẫn 2 cách pha màu hồng đất chi tiết từ A đến Z
Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình. Khi trẻ ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu rất lớn của trẻ trong những năm đầu đời.
Một trường hợp phổ biến mà các bà mẹ thường mắc phải là tỏ ra căng thẳng khi trẻ không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún… Theo bác sĩ Hương, không nên để không khí gia đình quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, để trẻ tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho trẻ ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây.
Bác sĩ Hương cũng khuyến cáo, cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, các món ăn vặt… sau đó để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn chính của trẻ nên trong khoảng thời gian 30-40 phút.
Lê Phương
- Bé không biết ăn cơm là tại cha mẹ
- Bài học cho con ăn của người Mỹ
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục