Thầy thuốc ưu tú – BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,1 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan đến ăn thừa muối. Cũng theo tổ chức này, một người bình thường khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 6gr muối mỗi ngày. Trong khi đó, lượng muối tiêu thụ mỗi ngày của một người Việt Nam lên đến 10gr. Ví dụ, một thực phẩm quen thuộc với người Việt là mì ăn liền, có khoảng 2gr muối. Do đó, nếu một người ăn 2 gói mì ăn liền thì họ đã tiêu thụ gần hết ⅔ khẩu phần muối của ngày hôm đó.
Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mà lượng muối tiêu thụ trong một ngày ở mỗi người là khác nhau. Theo đó, một người trưởng thành khỏe mạnh không nên ăn quá 6 gr muối/ngày, người mắc bệnh cao huyết áp không ăn quá 5 gr muối/ngày, người suy tim không ăn quá 4 gr muối/ngày, người mắc bệnh thận mạn không ăn quá 2 gr muối/ngày. Người bệnh có thể ước lượng hàm lượng muối hàng ngày bằng muỗng. Cụ thể, mỗi muỗng cà phê tương đương với 5 gr muối, mỗi muỗng canh là 15 gr muối.
Tuy nhiên, bác sĩ Phương Dung nhấn mạnh, tổng lượng muối này bao gồm muối tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, muối dùng làm phụ gia bảo quản thực phẩm, muối gia vị dùng trong chế biến thức ăn, muối trong nước chấm… Không chỉ các thực phẩm khô mà trong mì luộc, rau củ, trái cây… cũng chứa một lượng muối tự nhiên nhất định.
Tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến và làm trầm trọng thêm nhiều bệnh lý như:
Xem thêm : Pha sữa bột với nước bao nhiêu độ là tốt nhất? Hướng dẫn cách pha chi tiết
Các bệnh lý tim mạch
Khi muối xâm nhập vào cơ thể sẽ làm căng, trương và xơ cứng các mạch máu, dẫn đến tăng trương lực cơ và cao huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ tai biến. Theo thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam, từ năm 2010 – 2015, tỷ lệ người trưởng thành trên 25 tuổi mắc bệnh cao huyết áp là 47%, điều này có nghĩa là cứ 10 người trưởng thành thì có gần 5 người mắc bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người trên 70 tuổi là 78%, cứ 5 người cao tuổi thì có 4 người mắc bệnh. Không chỉ gây tăng huyết áp mà ăn mặn còn kích thích uống nhiều nước, làm tăng lượng máu tuần hoàn, buộc tim phải làm việc nhiều hơn, theo thời gian sẽ dẫn đến phì đại và suy tim.
Các bệnh lý về thận
Thận là cuối mạch máu. Ăn mặn gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tăng huyết áp. Ăn mặn làm tăng tuần hoàn máu đến cầu thận, buộc thận phải tăng cường hoạt động, lâu dài sẽ phát triển thành chứng suy thận. Đối với người đã mắc bệnh thận, ăn nhiều muối sẽ làm chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Xem thêm : Quy định mới nhất về độ tuổi đi học nhà trẻ và mẫu giáo
Một số bệnh không lây nhiễm khác
Ăn muối nhiều còn là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Khi một người ăn mặn sẽ uống nhiều nước, tăng số lần tiểu tiện, dẫn đến tăng đào thải canxi và chất khoáng qua đường nước tiểu, gây ra loãng xương. Ung thư dạ dày cũng là hậu quả của thói quen tiêu thụ nhiều muối trong thời gian dài.
Bác sĩ Phương Dung gợi ý một số phương pháp hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày như tăng cường thực phẩm tự nhiên, tránh thực phẩm chế biến sẵn. Đối với nước chấm, nên pha loãng, dùng các loại nước chấm ít muối, chấm nhẹ tay và tiến tới bỏ thói quen sử dụng nước chấm trong bữa ăn. Nêm nếm và nấu nhạt hơn. Tăng cường các món luộc hấp, giảm các món xào kho chứa nhiều gia vị. Nên dùng một số loại gia vị khác để làm tăng độ hấp dẫn của món ăn như hạt tiêu, tỏi ớt, thay cho việc sử dụng muối.
Cũng theo bác sĩ Dung, chỉ với việc ăn giảm mặn, ăn đúng theo khẩu phần muối hàng ngày, mỗi năm sẽ có 2,5 triệu người được cứu sống. Do đó, mọi người hãy “cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn” theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế vì sức khỏe của chính mình và người thân.
Phi Hồng
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục