Sự thật là rất nhiều bố mẹ đã từng rất shock hoặc bối rối khi vô tình được nhận được những câu hỏi “hóc búa” đến “khó đỡ” từ con mình. Và tâm lý chung là đánh trống lảng hoặc trả lời rất qua loa hay thậm chí có nhiều bố mẹ còn nạt lại con. Nhưng đối với trẻ nhỏ, việc tìm hiểu câu trả lời là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ phát triển trí não, khơi gợi được hứng thú trong việc học và tự học sau này. Chính vì thế mà chúng không muốn bị phớt lờ, nói dối hay là bị mắng trước những câu hỏi như vậy.
UKA sẽ cùng ba mẹ trả lời những câu hỏi hóc búa từ con
Bạn đang xem: IEC
Vậy, cha mẹ nên hồi đáp lại những câu hỏi “hóc búa” ấy như thế nào?
Quy tắc trả lời câu hỏi của trẻ:
- Đứa trẻ không cần biết nhiều hơn những gì chúng đã hỏi. Hãy cho trẻ một câu trả lời đơn giản.
- Đừng nói dối! Nếu cha mẹ không biết câu trả lời thì cứ thẳng thắn nói với con và cùng rủ con tìm ra câu trả lời. Chuyện học cùng con như những người bạn sẽ làm cho con bạn cảm thấy vui vẻ và hứng thú hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con bạn tìm ra sự thật từ người khác? Và cha mẹ sẽ phải giải quyết chuyện nói dối con như thế nào? Rồi niềm tin của trẻ với cha mẹ liệu còn nữa hay không?
- Cha mẹ khi giao tiếp hay khi làm việc đều rất không thích người khác nói chuyện theo kiểu lên mặt giáo huấn hoặc chế nhạo mình thì trẻ con cũng vậy. Việc nói chuyện giáo huấn sẽ tạo cho con một áp lực vô hình và dần chúng sẽ sợ giao tiếp với cha mẹ và người khác. Cứ nhẹ nhàng, bình tĩnh và kiên nhẫn trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng từ đó đặt nhiều câu hỏi hơn và tâm sự nhiều hơn với cha mẹ trong tương lai thay vì tìm câu trả lời từ những nguồn không đáng tin tưởng.
“Con được sinh ra từ đâu?”
Ai cũng muốn biết nguồn gốc nơi mình được sinh ra nên thay vì lảng tránh hãy trả lời trung thực nhưng đừng lồng vào quá nhiều chi tiết làm trẻ bị rối và hiểu sai đi câu trả lời của cha mẹ
“Khi chưa là em bé con chính là tế bào đẹp nhất nằm trong bụng bố đấy. Khi bố mẹ yêu nhau, cưới nhau rồi muốn sinh ra những đứa con, bố đã chuyển những tế bào từ bụng bố sang bụng mẹ. Có rất nhiều bạn tế bào cùng bơi và do con bơi nhanh nhất, khỏe nhất và giỏi nhất nên con đã bơi vào tế bào của mẹ trước, rồi con thành em bé, con lớn dần lên trong bụng mẹ. Cho đến một ngày không còn đủ chỗ ở trong bụng mẹ nữa , thế là con được sinh ra”.
“Tại sao ba mẹ lại cãi nhau?”
Trong tiềm thức của trẻ luôn hiện hữu những suy nghĩ rằng chúng có lỗi khi cha mẹ cãi nhau cà cảm thấy sợ hãi trước sự việc đang diễn ra. Vậy nên, cha mẹ cần làm cho chúng hiểu lỗi không phải tại chúng và nên ân cần xoa dịu tâm lý trẻ để không gây ra những ám ảnh, sợ hãi không đáng có.
“Cha mẹ đâu cãi nhau đâu con chỉ là mẹ đang tranh luận vì không đồng ý với ý kiến của nhau. Đôi khi trẻ em cũng sẽ tranh luận với người lớn như vậy. Nhưng cha mẹ làm vậy để giúp cho nhau tốt lên vì cha mẹ yêu nhau. Và ba mẹ cũng yêu con nữa, con yêu”.
Xem thêm : Gợi ý top 5 món quà có thể dùng để đi thăm người bị bệnh
“Mẹ thương con hơn hay thương em hơn?”
Anh/chị/em dù trong một nhà đi chăng nữa thì vẫn có tâm lý tranh giành tình yêu thương của cha mẹ mình. Sai lầm chính là cha mẹ trả lời thương em/chị/anh hơn thương con. Hãy khéo léo trả lời để trẻ không cảm thấy mình bị “ghét bỏ” từ đó gây ra tổn thương về mặt tình cảm và tính ganh tị nhau giữa các con.
“Cha mẹ thương hai con như nhau nhưng mỗi đứa cha mẹ sẽ thể hiện một cách khác nhau. Em cũng thương con như ba mẹ thương con vậy. Vì thế mà con cũng phải thương em của con. Hãy luôn nhớ một điều là tình yêu của cha mẹ giành cho hai chị em là vô cùng vô tận và bằng nhau. Nó giống như tình yêu con dành cho cha mẹ bằng nhau vậy đó”.
“Lớn lên con sẽ cưới mẹ nhé”
Những câu nói được đặt ra khi chúng bắt đầu bị thu hút bởi những người khác giới. Đây cũng là lúc tâm sinh lý của trẻ có nhiều biến đổi nên cha mẹ nhẹ nhàng nói điều đó là không thể để trẻ có thể chấp nhận được.
“Mỗi người trong gia đình mình có vai trò khác nhau. Con đâu thể trở thành bố, bố đâu thể trở thành bà và tất nhiên là con cũng đâu thể trở thành chồng của mẹ được. Khi con lớn lên, con sẽ gặp một người khiến con muốn ở bên cạnh và yêu thương người ấy như tình yêu giữa bố và mẹ. Đến khi ấy, con và người con yêu sẽ cưới nhau và sống thật hạnh phúc.”
“Nếu con quái vật dưới gầm giường ăn thịt con thì sao?”
Bạn đừng nghĩ đây là trò đùa của các con và chêu chọc lại. Bạn nên nhìn nhận cấn đề của con một cách nghiêm túc và gỡ những nỗi sợ hãi ấy cho con để không ảnh hưởng đến con sau này.
“Mẹ cũng từng gặp con quái vật và mẹ sẽ tặng con bảo bối của mẹ nhé. Đây là vật hộ mệnh của con, nó sẽ giúp con xua đuổi hết những con quái vật nếu nó dám tiến lại gần con. Những em bé ngoan sẽ biết cách tự lập ngủ một mình. Ba mẹ sẽ luôn bên con nên hãy cứ yên tâm ngủ ngon nhé”.
“Tại sao mẹ đi làm mà bỏ con ở nhà?”
Xem thêm : 7UP: Sự trỗi dậy của nhãn hiệu đồ uống từng thất bại 6 lần
Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng công việc là điều cha mẹ cần phải làm. Hãy nhấn mạnh đến niềm vui, hạnh phúc khi tối mẹ trở về với con sau khi hoàn thành hết trách nhiệm cần làm ở công ty.
“Mẹ chưa bao giờ muốn xa con nhưng mẹ phải đi làm vì công việc này rất rất quan trọng. Mẹ đi làm để có tiền mua đồ chơi cho con, dắt con đi chơi nữa. Tối mẹ sẽ về ngay với con rồi mẹ sẽ chơi đồ chơi với con và kể chuyện cho con nghe nhé”.
“Mẹ không thương con nữa hả?”
Thường khi bị trách mắng hay làm gì sai trẻ rất hay hỏi câu này. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải giải thích một cách nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc để trẻ biết được cái sai của mình nhưng tình yêu cha mẹ dành cho trẻ là không thay đổi.
“Sao con lại nghĩ cha mẹ không thương con? Cha mẹ rất thương con nhưng con phải biết ngoan sẽ được thưởng còn hư thì sẽ bị phạt. Con phải nhận ra lỗi của mình để mình không tái phạm nữa và trở thành đứa trẻ ngoan hơn. Cha mẹ thật sự thương con nên mới chỉ ra lỗi sai cho con. Đâu phải con sai mà cha mẹ không thương con nữa đâu”.
“Bác sĩ có làm đau con không?”
Giải thích cho con hiểu rằng điều trị bệnh là cần thiết và bác sĩ không phải là người xấu làm hại trẻ. Cha mẹ đừng nên hù trẻ hoặc nói con nhút nhát khi thấy con sợ chích thuốc.
“Bác sĩ đâu có muốn làm đau con nhưng họ làm vậy là để con nhanh khỏi bệnh. Có thể hơi đau một chút nhưng chỉ có một chút thôi. Nếu con không khám, lúc ấy sức khỏe con sẽ yếu, con không được đi chơi với bạn của con nữa còn mẹ sẽ rất đau lòng. Hồi mẹ bé như con, mẹ cũng phải chích thuốc. Lúc ấy mẹ sợ lắm nhưng cũng cố gắng không sợ và giờ mẹ không còn sợ nữa. Nên con cũng cố gắng lên nhé! Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi con.”
“Tại sao bố được uống rượu, còn con thì không?”
Việc học theo người lớn là việc rất bình thường ở trẻ nhỏ. Những lúc như này đừng cảm thấy sợ hãi hãy hãy ngiêm túc thừa nhận rằng điều bạn làm là sai và giải thích cho con hiểu để chúng không bắt chước theo mọi thứ kể cả những điểm xấu của cha mẹ chúng từng làm.
“Ừ, ba uống rượu vì công việc đôi lúc cần phải làm như thế con ạ. Thế nhưng, ba không muốn con học theo tật xấu này của ba. Uống rượu sẽ có tác hại rất xấu với cơ thể và làm mẹ con buồn. Đây là điều xấu ba sẽ cố gắng từ bỏ vì muốn trở thành một người chồng tốt của mẹ con và người bố tốt của con”.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non