Niềm mong ước lớn nhất của tất cả các mẹ bầu là em bé luôn luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, tất cả mọi điều mong muốn có lúc sẽ không được như mong đợi, có nhiều trường hợp bác sĩ thông báo rằng thai không có túi noãn hoàng khiến nhiều mẹ rơi vào trạng thái suy sụp. Bởi vì, điều này cho thấy rằng khả năng cao mẹ có nguy cơ thai lưu, sảy thai sớm hay thai bất thường. Vậy nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng là do đâu và mẹ cần phải làm gì trong trường hợp này?
1. Thế nào là túi noãn hoàng?
Túi noãn hoàng hay còn gọi là túi Yolksac được nhìn thấy trong quá trình siêu âm ở tuần thứ 5 của thai kỳ. Kích thước của túi noãn hoàng chỉ nhỏ bằng hạt vừng nhưng lại nắm giữ vài trò quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn đầu. Túi noãn hoàng chứa nhiều protein có chức năng tạo mạch, tạo huyết cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai trong vòng 3-4 tuần đầu tiên của thai kỳ, thời điểm khi mà chưa có nhau thai.
Bạn đang xem: Tìm hiểu nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng
Nếu như bác sĩ phát hiện ra rằng túi noãn hoàng không phát triển nữa thì điều ngày đồng nghĩa với việc nó chỉ tồn tại bên trong phôi thai chỉ như một cơ quan thụ động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, bởi vì không có bộ phận thực hiện chức năng chuyển hóa, truyền dinh dưỡng cung cấp sự phát triển của phôi thai. Mặc dù đóng vai trò hết sức quan trọng như vậy nhưng túi noãn hoàng chỉ tồn tại vào giai đoạn đầu thai kỳ. Đến khi tuần hoàn nhau thai đi vào trạng thái ổn định, túi noãn hoàng cũng dần dần sẽ biến mất để nhau thai phát huy chức năng nuôi dưỡng thai nhi của mình.
Thông thường, vào tuần thứ 5 của thai kỳ, thông qua siêu âm đã có thể nhìn thấy túi noãng hoàng và đến tuần thứ 6-7 đã có thể thấy được tim thai. Do đó, nếu như đến tuần thứ 6 mẹ vẫn chưa thể nhìn thấy được túi noãn hoàng thì cần phải khám trực tiếp với bác sĩ để tìm ra cách giải quyết.
2. Tìm hiểu nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng là do đâu?
Theo các chuyên gia đã nhận định rằng, nguyên nhân làm cho thai không có túi noãn hoàng xuất phát từ trứng rỗng (trứng trống). Khi gặp phải các vấn đề về cấu trúc gen hoặc nhiễm sắc thể thì hiện tượng trứng rỗng sẽ xảy ra. Ngoài ra, một phần nguyên nhân có thể là do chất lượng tinh trùng hoặc trứng bị kém hoặc do sự bất thường trong việc phân chia tế bào.
Trứng rỗng xảy ra khi trứng đã được thu tinh với tinh trùng và cấy vào thành tử cung nhưng lại không đủ khả năng phát triển thành phôi thai. Khi mẹ bầu bị trứng rỗng sẽ có khả năng rất cao bị suy thai hoặc sảy thai sớm. Tình trạng này sẽ thường xảy ra vào tuần thứ 8-13 của thai kỳ, đôi khi có nhiều trường hợp mẹ bầu bị sảy thai trước khi biết bản thân đang mang thai
Thông thường, trứng sau khi đã thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai và túi thai khi mẹ mang bầu vào tuần thứ 5-6. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mang thai trứng rỗng thì túi thai vẫn hình thành bình thường như lại không lại không thể phát hiện ra phôi thai. Đây cũng chính là lý do vì sao khi bác sĩ siêu âm nhận thấy mẹ đang mang thai trứng rỗng thì sẽ kết luận là bị hỏng thai.
Mặc dù, những người mang thai trứng trứng phôi thai không hề tồn tại nhưng nhau thai lại vẫn tạo ra hormone hCG, điều này khiến cho quá trình thử thai của mẹ que vẫn lên 2 vạch hay thậm chí khi mẹ xét nghiệm máu, nước tiểu tại bệnh viện cũng sẽ cho ra kết quả dương tính. Bên cạnh đó, người mẹ cũng sẽ xuất hiện những hiện tượng thai nghén như bình thường. Tuy nhiên, khi bị trứng rỗng thì sau các biểu hiện của thai nghén mẹ sẽ phải đối mặt với những dấu hiệu sảy thai như là: co thắt và đau khu vực vùng bụng, ngực không còn cảm giác đau nhức, âm đạo bị chảy máu.
3. Phương thức điều trị thai không có túi noãn hoàng
3.1 Cách điều trị
Xem thêm : Cotich.net – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới!
Có một điều chắc chắn rằng, nếu như bác sĩ đã khẳng định mẹ không có túi noãn hoàng trong tử cung thì chỉ có một phương pháp điều trị đó chính là lấy thai ra khỏi cơ thể trước khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm, với các cách như là:
– Chờ đợi sự sảy thai tự nhiên.
– Sử dụng thuốc nhằm tạo sự kích thích cho quá trình sẩy thai nhanh hơn.
– Tiến hành thực hiện thủ thuật nong và nạo tử cung (D&C) để loại bỏ các mô nhau thai ra khỏi tử cung.
Đối với thủ thuật D&C thường sẽ không được chỉ định nếu như bạn đang vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, bởi lúc nãy cơ thể có khả năng sẽ tự loại bỏ được các mô ra ngoài mà không cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ y tế. Tuy nhiên, thủ thuật D&C này lại giúp mẹ kiểm tra các mô để tìm ra được nguyên nhân sảy thai là gì, hiểu được rõ tiền sử bệnh lý sẽ giúp mẹ phòng ngừa được trong lần mang thai tiếp theo.
Việc quyết định lựa chọn phương pháp lấy thai nào sẽ cần phải phụ thuộc vào thời gian mang thai của người mẹ, phụ thuộc vào tiền sử bệnh án cũng như trạng thái cảm xúc.
3.2 Một số lưu ý dành cho mẹ
Hầu hết những trường hợp thai không có túi noãn hoàng đều không có cách để điều trị, tuy nhiên có một điều đáng mừng là cơ thể của mẹ vẫn có khả năng mang thai vào những lần tiếp theo được bình thường. Nếu như khi mẹ đã gặp tình trạng này và để bảo vệ cho thai kỳ lần tới thì hãy cân nhắc một số xét nghiệm quan trọng cần thực hiện như là:
– Làm xét nghiệm sàng lọc gen di truyền tiền sản (PGS).
– Xét nghiệm tinh dịch đồ giúp phân tích chất lượng tinh trùng của người chồng.
Xem thêm : Rèn luyện kỹ năng chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non như thế nào?
– Thực hiện xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH).
– Kiểm tra hormone chống mullerian (AMH) giúp cải thiện chất lượng trứng.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho rằng môi trường sống tiếp xúc với nhiều hóa chất cũng như các chất độc hại cũng liên quan đến nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng. Sau khi dừng thai kỳ lần này, bác sĩ thường khuyến cáo mẹ nên đợi khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt rồi hãy sẵn sàng cho lần mang thai kế tiếp.
Trong thời gian này, mẹ nên cố gắng xây dựng một lối sống lành mạnh giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục về thể chất và tinh thần bằng cách như sau:
– Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.
– Luôn giữ tâm trạng thoải mái và kiểm soát những căng thẳng.
– Thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao để cơ thể được khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
– Bổ sung axit folic giúp mẹ tránh được dị tật ở thai nhi.
Mong rằng, những phân tích về nguyên nhân khiến cho thai không có túi noãn hoàng trên đây đã giúp chị em có thêm những kiến thức bổ ích khi mang thai hoặc sắp có ý định sinh con. Khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra trong quá trình mang thai, bạn hãy nên đến ngay phòng khám sản uy tín gặp trực tiếp bác sĩ để kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời nhé.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non