Bé yêu của bạn được 18 tháng nhưng cân nặng không đạt chuẩn? Bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng chỉ số cân vẫn không được cải thiện? Vậy, hãy áp dụng ngay thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân cực hiệu quả được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
- Ngày 1/6 cho bé đi chơi ở đâu ở thành phố Hồ Chí Minh?
- (7.2) Các thuật ngữ “lồng ghép”, “hòa nhập”, “hòa nhập hoàn toàn” và “lồng ghép đảo ngược” có nghĩa là gì?
- Lợi ích của việc đọc sách
- Những điều mẹ cần nên biết khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
- Khi nào bé đi nhà trẻ và những kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo
Cách nhận biết trẻ 18 tháng nhẹ cân
Thực tế, việc áp dụng thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân sẽ mang lại tác dụng hữu hiệu nhất khi mẹ nắm được những biểu hiện trẻ bị nhẹ cân trong giai đoạn này. Cụ thể, bao gồm những cách nhận biết điển hình sau đây:
Bạn đang xem: Thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân mẹ cần biết
Bé không đạt tiêu chuẩn về cân nặng và chiều cao theo kiến nghị của WHO. Mẹ có thể lấy đây làm thước đo chuẩn nhất nhằm phát hiện trẻ bị thừa cân hay thiếu cân. Trẻ thường xuyên biếng ăn, tỏ ra quấy khóc khi bị ép ăn, hoặc trẻ ăn nhiều nhưng không có dấu hiệu hấp thu, biểu hiện là cơ thể không có sự thay đổi về chiều cao cũng như cân nặng.
– Bé không dám nhìn trực tiếp vào người đối diện.
– Bé thường xuyên thờ ơ với mọi thứ xung quanh, không trò chuyện và ít tiếp xúc.
– Thường xuyên cáu kỉnh, khóc lóc và có những đòi hỏi không đáng.
Tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao của bé theo từng giai đoạn
>>> Xem ngay: Bento là gì? Tạo hình Bento đẹp mắt, sáng tạo
Trong thực đơn cho bé 18 tháng nên chọn thực phẩm thế nào?
Bé 18 tháng tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để thúc đẩy sự phát triển của con. Trong thực phẩm con ăn, cha mẹ cần chú ý bổ sung chất đạm, sữa, các thực phẩm từ sữa, chất béo, dầu, tinh bột, hoa quả và rau cũng như đồ uống cho con.
1. Chất đạm (Protein)
Đạm là nhóm chất quan trọng đầu tiên cha mẹ cần bổ sung trong thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân vì đạm trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng cơ bắp và tăng cường sức khỏe cho bé. Bạn có thể lựa chọn các nguồn đạm tự nhiên có trong những thực phẩm như:
– Thịt gà
– Thịt bò
– Cá
– Đậu hũ
– Đậu nành
– Trứng
-…
Bạn có thể dùng các phương pháp khác nhau như luộc, hầm, chiên, xào,… để chế biến các món bổ dưỡng cho bé. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên chiên xào quá nhiều nhé, hạn chế cho bé dùng các món ăn nhiều giàu mẽ sẽ tốt hơn cho sức khỏe của con.
Bổ sung chất đạm cho trẻ nhỏ
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi và các dưỡng chất quan trọng khác cho sự phát triển của xương và răng của bé. Ngoài sữa bột, mẹ có thể cho con dùng các loại sữa tươi phù hợp với lứa tuổi của con. Còn các thực phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe của bé gồm sữa chua, phô mai, sữa đậu nành. Quan trọng là mẹ cần chọn sản phẩm phù hợp, không chứa các hoạt chất không tốt cho sức khỏe của con. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới liều lượng sữa cho con dùng mỗi ngày, tối đa là 500-600ml, không dùng hơn liều lượng này.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi và các dưỡng chất quan trọng khác cho sự phát triển của xương và răng của bé
3. Chất béo và dầu cho thực đơn tăng cân cho bé
Chất béo và dầu là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể của bé nên mẹ cần bổ sung trong thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân. Dẫu vậy, bạn nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu hướng dương, và dầu hạt cải để nấu món ăn cho con sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Song song với đó, bạn cũng nên tránh các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì những loại này rất dễ làm tăng cholesterol trong máu và dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành.
Cung cấp chất béo và dầu cho trẻ
4. Tinh bột: Không thể thiếu trong thực đơn cho bé tăng cân
Tinh bột đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được rằng não bộ chỉ sử dụng năng lượng từ glucose, điều này có nghĩa là chỉ các chất bột đường mới có thể cung cấp năng lượng cho bộ não chứ không phải là từ nguồn thực phẩm chứa protein hay lipid. Các thực phẩm nhiều tinh bột bạn có thể cho con dùng gồm có:
– Gạo
– Bắp
– Khoai tây
– Mì
– Bánh mì
– Ngũ cốc: Yến mạch, gạo lứt, cao lương, kiều mạch, lúa mạch, hạt kê
Bổ sung ngũ cốc cho bé
5. Hoa quả và rau
Đối với chế độ dinh dưỡng của các bạn nhỏ thì việc dùng rau củ quả là không thể thiếu vì đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên giúp nhăn chặn tình trạng táo bón. Các loại trái cây bé có thể ăn trong thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân gồm:
– Trái bơ
– Đu đủ chín
– Dâu tây
– Trái đào
– Táo
– Chuối chín
– Cherry
– Trái lê
– Nho
– Lựu
Đối với trái cây, mẹ nên làm sinh tố hoặc ép lấy nước cho con dùng. Răng của các bé rất yếu nên nếu mẹ để con nhai trực tiếp sẽ khá khó khăn vậy nên hãy làm nhuyễn trái cây trước khi cho con ăn nhé. Còn các loại rau bé 18 tháng tuổi ăn được gồm có bông cải xanh, rau bina, cải xoăn,… Với rau thì mẹ nên luộc, hầm, nấu canh hoặc xay nhuyễn để cho con ăn.
6. Đồ uống
Xem thêm : KHEN TRẺ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Đồ uống cũng quan trọng trong thực đơn cho bé 18 tháng tuổi. Trong đó, nước là lựa chọn tốt nhất cho cơ thể bé. Lượng nước mà bé cần nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ được tính theo công thức là:
Lượng nước trẻ cần uống (ml) = 1.000(ml) + n x 50(ml), n là số kilogam của trẻ trừ đi 10 đơn vị
Ví dụ: Bé nặng 15kg, thì lượng nước cần nạp vào cơ thể là 1.000 ml + (5 x 50 ml) = 1250 ml
Ngoài nước lọc, bạn nên cho bé uống thêm nước ép trái cây, nước ép rau quả tự nhiên và sữa không đường. Tránh đồ uống có chứa nhiều đường và các chất tạo màu, chất bảo quản.
Cho con uống nước ép trái cây giàu dưỡng chất
>>> Xem ngay: Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam
Bé 18 tháng không chịu ăn phải làm sao để cải thiện?
Trẻ 18 tháng tuổi bị biếng ăn là vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Để xử lý tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một trong những cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của bé, thay vì cho bé ăn 3 hoặc 4 bữa, hãy cho bé ăn 5 hoặc 6 bữa. Lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng nên giảm đi để con không còn sợ ăn uống khi nhìn thấy quá nhiều đồ ăn.
Nếu bé không thích ăn thức ăn cứng phải nhai, ba mẹ có thể nấu cháo, súp hoặc những đồ ăn lỏng để con ăn. Trong quá trình ăn uống, ba mẹ nên chú ý tới sở thích của con để chọn ra những loại thực phẩm mà con thích. Cho trẻ ăn món chúng thích sẽ giúp chúng ăn được nhiều hơn so với những món bé không thích.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con
2. Bổ sung khoáng chất
Việc bổ sung khoáng chất cho con rất quan trọng trong thực đơn cho trẻ 18-24 tháng, hàm lượng khoáng chất tự nhiên có nhiều nhất trong rau củ quả và trái cây tươi. Hàm lượng vitamin trong loại thực phẩm này cũng rất cao nên đây là sự lựa chọn hoàn hảo mà bố mẹ không nên bỏ qua. Bên cạnh ăn uống, bạn cũng có thể bổ sung khoáng chất cho con thông qua các loại thực phẩm hỗ trợ. Dẫu vậy, bạn chỉ nên cho con dùng thực phẩm hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng vì có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
3. Không ép buộc trẻ ăn uống
Trẻ lười ăn sẽ càng biếng ăn hơn khi cha mẹ ép chúng ăn uống. Chính vì vậy, trong quá trình cho con ăn, bạn tuyết đối không nên ép trẻ ăn, đặc biệt là những món con không thích. Việc ép ăn sẽ khiến bé càng sợ thức ăn hơn, đừng để chuyện ăn uống thành gánh nặng tâm lý của con.
4. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa
Một số bé lười ăn là vì cơ thể không cảm thấy đói do đã được ba mẹ cho ăn vặt trước bữa chính. Với những trường hợp này, cách xử lý đơn giản nhất là bạn nên hạn chế cho con ăn vặt, nhất là trước các bữa chính như bữa trưa, bữa tối. Hãy tập cho con ăn uống theo giờ giấc cụ thể, việc này sẽ giúp con không bị đói và mà lại đảm bảo sức khỏe và sự phát triển thể chất bình thường.
Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn
5. Cho trẻ ăn cùng gia đình
Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra một điều khá thú vị là những bé ăn cơm cùng gia đình sẽ có xu hướng ít biếng ăn hơn so với các bạn nhỏ ăn một mình. Lý giải hiện tượng này, nhiều chuyên gia cho rằng là do trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước những người xung quanh. Khi thấy mọi người ăn cơm thì bé cũng sẽ có xu hướng bắt chước nên sẽ liên tục hoạt động cơ miệng.
6. Hạn chế kéo dài bữa ăn
Việc kéo dài bữa ăn cũng là một trong những nhân tố khiến trẻ biếng ăn vì điều này sẽ hình thành thói quen ỷ lại. Cụ thể, nếu bữa ăn trưa của bé thường kéo dài 15 – 20 phút thì bé sẽ quen với tốc độ ăn trong khoảng thời gian đó. Trong trường hợp, bạn kéo dài bữa ăn của con ra tới 45 phút thì tốc độ nhai và sự tập trung của bé sẽ giảm đi. Nếu kéo dài, việc này sẽ khiến bé ăn cơm chậm hơn so với các bạn, mùi vị của đồ ăn để lâu cũng mất đi vị ngon nên sẽ khiến bé không còn thích thú với việc ăn uống.
7. Cho trẻ vận động thể chất nhiều hơn
Với các bạn nhỏ biếng ăn, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp tăng cường vận động thể chất để bé nhanh cảm thấy đói hơn khi thực hiện thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân. Thay vì để con ngủ 16 – 18 tiếng mỗi ngày, mẹ nên rút thời gian ngủ xuống, tăng thời gian thức và cho con chơi nhiều hơn. Việc cơ thể bị tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ kích thích cơn thèm ăn tự nhiên nên khiến con muốn ăn uống hơn.
Cho bé vận động nhiều hơn để giúp con mau đói
Tham khảo thực đơn cho bé 18 tháng đầy đủ dinh dưỡng trong 1 tuần
Ở phần trên, chúng tôi đã đưa ra những thông tin cơ bản để mẹ biết được nên bổ sung những nhóm chất nào vào thực đơn của con. Còn ở phần này, Unica sẽ đưa ra gợi ý về thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân trong 1 tuần cho mẹ tham khảo, bạn nên thay đổi linh hoạt để phù hợp với khẩu vị và sở thích của bé.
1. Thứ Hai
– 6h: Sữa (100ml), 1 bát nui xào thịt heo băm
– 9h: Sữa (100ml), bánh flan (1 cái)
– 11h: Cháo thịt bò nấu cùng bí đỏ
– 14h: 1 ly cam ép (50ml), củ cải luộc
– 16h: 1 bát cháo cá nấu cùng cải bó xôi
– 20h: Sữa (200ml) hoặc 1 hộp sữa chua
2. Thứ Ba
– 6h: 1 bát mì nấu cùng tim heo, sữa (100ml)
– 9h: Sữa (100ml), 1 hộp sữa chua
– 11h: 1 bát cháo tôm nấu cùng bắp cải
– 14h: 1 quả chuối chín, sữa (150ml)
– 16h: 1 bát cháo trứng gà nấu với cà rốt
– 20h: Sữa (100ml), 100g cá lóc luộc
Cho bé ăn cá lóc luộc
3. Thứ Tư
– 6h: Sữa (100ml), 1 bát bún thịt bò nấu cải xanh
– 9h: 50g bánh bông lan, 1 hộp sữa chua
– 11h: 1 bát cháo tôm nấu cùng cá chép, 1 ít cà rốt luộc
– 14h: Sữa (150ml), 1 miếng đu đủ chín
– 16h: 1 bát cháo thịt bằm nấu với tôm, 1 ít rau muống xào tỏi
– 20h: Sữa tươi (200ml)
Cung cấp thêm sữa cho trẻ
4. Thứ Năm
– 6h: Sữa (100ml), súp thịt bò và tôm cua
– 9h: 1 hộp sữa chua, 2 chiếc bánh quy
– 11h: 1 bát cháo tàu hũ trứng gầm xương, một đĩa nhỏ rau ngót luộc
– 14h: 1 hộp váng sữa, 5 trái nho
Xem thêm : Chỉ số IQ cao nhất thế giới, họ là ai?
– 16h: 1 bát cháo hến, 1 cây xúc xích, 60g xu hào luộc
– 20h: Sữa (200ml), 1/2 trái táo
Cho con uống sữa vào 20h
5. Thứ Sáu
– 6h: Sữa (100ml), 1 bát bánh canh tôm và 1 bát cà rốt luộc
– 9h: Sữa (100ml), 1 trái trứng luộc
– 11h: 1 bát cháo cua, 1 bát rau dền luộc
– 14h: 1 hộp váng sữa, 1 trái quýt
– 16h: 1 bát cháo lươn và bí đao
– 20h: 1 hộp váng sữa, sữa (200ml)
Cho bé ăn váng sữa
6. Thứ Bảy
– 6h: Sữa (100ml), phở gà
– 9h: 1 hộp sữa tươi, 1 bánh mì phô mai con bò cười
– 11h: 1 bát cháo tôm và ngao, 1 trái dưa chuột
– 14h: 1 trái chuối chín, sữa (150ml)
– 16h: 1 bát cháo chà bông, 1 bát nhỏ rau xà lách sốt cà chua
– 20h: Sữa (200ml), 10 trái nho
Nho có vị chua chua ngọt ngọt rất kích thích vị giác
7. Chủ Nhật
– 6h: 1 bát bún riêu cua, 1 miếng phô mai
– 9h: 2 quả trứng luộc, sữa (100ml), 1/2 trái táo
– 11h: 1 bát cháo gà hầm đậu xanh, 1 bát rau má buộc
– 14h: Sữa (150ml), 1 miếng xoài chín
– 16h: 1 bát cháo ếch, 1 chén mướp luộc
– 20h: Sữa (200ml), 1 hộp sữa chua
Bổ sung sữa chua cho trẻ nhỏ
Một số lưu ý về thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân
Chăm sóc trẻ nhẹ cân gây ra rất nhiều áp lực cho phụ huynh, đặc biệt là các bố mẹ trẻ tuổi. Khi thực hiện thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân trong thời kỳ này, bạn cần lưu ý tới những vấn đề như sau:
– Tăng cường lượng calo: Nếu chưa biết trẻ 18 tháng ăn gì để tăng cân, bạn nên chọn thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn để giúp bé tăng cân. Hãy bổ sung thêm dầu ăn vào các món ăn để tăng lượng calo, nhưng hãy chọn các loại dầu lành mạnh như dầu hướng dương, đậu nành, olive hoặc các loại dầu thực vật khác.
– Chất béo lành mạnh: Bổ sung chất béo lành mạnh từ các nguồn như cá biển, trứng, hạt chia, quả bơ, phô mai,…
– Tăng cường chất đạm: Chọn các nguồn thực phẩm giàu chất đạm như thịt gà, thịt bò, cá, trứng, đậu nành, đậu hủ và sữa để cung cấp đủ protein cho bé. Protein hay còn gọi là đạm là yếu tố quan trọng trong quá trình tăng cân.
– Tăng lượng tinh bột: Món ăn cho bé 18 tháng từ tinh bột sẽ đảm bảo bé nhận được năng lượng cần thiết để vận động.
– Kiểm tra sức khỏe của bé: Nếu bé quá nhẹ cân, hãy đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân khiến bé gầy. Bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn cụ thể và đưa ra các gợi ý thích hợp cho việc tăng cân của bé.
– Chọn các loại hoa quả và rau giàu calo: Để giúp bé tăng cân, trong thực đơn cho trẻ 18 tháng, bạn hãy chọn các loại hoa quả và rau giàu calo như chuối, bí đỏ, khoai lang, bắp cải và đậu Hà Lan.
Chọn các loại hoa quả và rau giàu calo
Một số câu hỏi liên quan tới thực đơn dành cho bé 18 tháng tuổi
Liên quan tới chủ đề thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan. Để giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này, chúng tôi sẽ đi giải đáp một số vấn đề sau đây:
1. Trẻ 18 tháng cần bổ sung vitamin gì?
Thực đơn cho bé 18-24 tháng cần bổ sung thêm những loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin B6 cùng các khoáng chất như kẽm, selen, crom,… Những dưỡng chất này giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân và tăng trưởng chiều cao tốt hơn. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất này còn cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bé ít ốm vặt hơn.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi có sữa hay không?
Câu trả lời là có. Trong thực đơn bé 18 tháng tuổi, lượng sữa bạn nên cho bé uống mỗi ngày là khoảng 550-750ml, chia thành 3 cữ. Nhớ là không cho con uống quá nhiều nhé vì sẽ gây ra chướng bụng, đau bụng hoặc khó tiêu khiến bé quấy khóc và khó chịu.
Xem thêm: Khóa học giúp con phát triển toàn diện từ Lại Thị Hải Lý người đầu tiên đưa phương pháp “Giáo dục sớm – Phương án 0 tuổi ” của Giáo sư Phùng Đức Toàn về Việt Nam.
Nên bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng của trẻ
Trên đây Unica đã chia sẻ đến bạn đọc thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân hiệu quả mà không phải bà mẹ nào cũng biết, hi vọng bài viết mang đến nhiều hữu ích cho bạn đọc. Để có thêm nhiều phương pháp nuôi dạy con hay mời bạn ghé thăm khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ tư vấn, chia sẻ đến các bạn những công thức nuôi con khoẻ mạnh, mẹ nhàn hơn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ”
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
Tags: Dinh dưỡng cho con
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non