Nội dung
- Bầu ăn mắm tôm được không? Thận trọng khi ăn mắm tôm trong thai kỳ
- Mẹ sau sinh khi ăn quả chôm chôm có LỢI hay gây HẠI?
- Ở cữ có được ăn sữa chua không? Ăn như thế nào tốt nhất?
- Bà bầu kiêng ăn cá gì để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?
- Bà bầu ăn rau càng cua được không? Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe
I. Có bầu ăn cà tím được không?
Bạn đang xem: Bầu ăn cà tím được không? Ăn cà tím có sảy thai không?
II. Lợi ích của cà tím với sức khỏe bà bầu
1. Đối với bà bầu
2. Đối với thai nhi
Xem thêm : Bà bầu ăn mít được không?
III. Tác hại khi sử dụng cà tím không đúng cách
IV. Lưu ý khi sử dụng cà tím cho bà bầu
Cà tím là một loại quả không còn quá xa lạ với chúng ta. Nó được sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Với bà bầu, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng cà tím trong quá trình mang thai. Nhiều ý kiến cho rằng cà tím ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, cà tím hoàn toàn có thể sử dụng được cho bà bầu và mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe.
Trong 100g cà tím chứa khoảng:
- Chất xơ: 3g.
- Kali: 229mg.
- Magie: 14mg.
- Phốt pho: 24mg.
- Folate: 22mcg.
- Vitamin K: 3,5mcg.
Có thể thấy, cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều dưỡng chất hữu ích với bà bầu. Vì vậy, không như nhiều người lầm tưởng, cà tím là loại quả hoàn toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên sử dụng 100 – 200g cà tím và dùng 2 – 3 ngày/tuần.
Có thể thấy, cà tím là một loại quả chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất khác nhau mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Dưới đây là một số lợi ích của và tím.
- Kiểm soát đường huyết: Giai đoạn thai kỳ, bà bầu gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có tiểu đường thai kỳ. Bà bầu ăn cà tím có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: như các loại rau củ quả khác, cà tím chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Bổ sung cà tím giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đào thải dễ dàng phân ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ bị trĩ khi mang bầu.
- Tăng cường sức đề kháng: Trong cà tím có một hợp chất oxy hóa là anthocyanin. Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ gốc tự do, bảo vệ tế bào trong cơ thể tránh bị tổn thương. Không chỉ vậy, hợp chất này còn có tác dụng phòng tránh tình trạng dư thừa sắt và giảm các nguy cơ bệnh lý tim mạch.
- Kiểm soát huyết áp: Hợp chất bioflavonoid có trong cà tím có tác dụng giảm huyết áp, hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt và phòng ngừa tiền sản giật ở bà bầu.
- Bổ sung dinh dưỡng tốt cho thai nhi: thành phần của cà tím chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Cà tím giúp duy trì điện giải, bổ sung huyết sắc tố và máu cho bào thai.
- Phòng ngừa dị tật bẩm sinh: Trong thành phần của cà tím có chứa folate. Đây là một hoạt chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Khi bổ sung cà tím với lượng vừa đủ có tác dụng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi hiệu quả.
Dù là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu mẹ bầu không biết cách sử dụng cà tím đúng cách sẽ gây nên một số các tác hại như:
- Dễ gây co thắt tử cung: Thành phần của cà tím có chứa một lượng phytohormone cao kích thích kinh nguyệt quay trở lại. Bên cạnh đó, dưỡng chất toxoplasmosis trong cà tím cũng có thể kết hợp với phytohormone làm tăng nguy cơ sinh non.
- Tác động không tốt đến dạ dày: Cà tím là loại quả có tính axit cao. Vì vậy, nếu bổ sung hàm lượng lớn cà tím sẽ gây nên tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu và rối loạn đường tiêu hóa.
- Nếu bà bầu ăn cà tím chưa được nấu kỹ sẽ gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa, dẫn đến một số tình trạng như đầy hơi, chậm tiêu,…
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn: Thường cà tím trồng ở môi trường đất trồng tồn tại ký sinh trùng toxoplasma. Do vậy, nếu không sơ chế cà tím sạch sẽ sẽ dễ khiến bà bầu dễ nhiễm khuẩn khi ăn.
- Ngộ độc cà tím: Thành phần của cà tím có chứa solanine. Đây là một hoạt chất với tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng solanine đột ngột tăng sẽ khiến cơ thể ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong.
- Không nên ăn quá nhiều cà tím, tránh gây ngộ độc cho cơ thể.
- Chất nhựa trong cà tím rất độc. Do đó, bà bầu cần rửa sạch và ngâm cà tím thái lát trong nước muối pha loãng để loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai không được ăn cà tím sống hoặc nấu chưa chín.
- Nên lựa chọn nơi bán cà tím sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nhiễm độc thuốc trừ sâu.
- Bầu mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, xương khớp hay thận thì không nên sử dụng cà tím. Vì thành phần axit oxalate trong loại thực phẩm này khiến tình hình bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Protein trong cà tím có tác dụng như histamin hàm lượng cao gây ra hiện tượng ngứa ở da. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn cà tím sống, chưa nấu chín hoặc uống nước ép cà tím.
Lời kết: Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết, Nhà thuốc 365 đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những tác động của cà tím với sức khỏe bà bầu. Chúc bà bầu có cách sử dụng cà tím hợp lý hơn và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé