Thịt lươn được biết đến là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Song, nhiều người băn khoăn không biết liệu rằng bầu ăn lươn được không. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bầu ăn lươn được không?
Lươn được đánh giá là thực phẩm vàng cung cấp cho cơ thể hàm lượng lớn vitamin A và các dưỡng chất cần thiết khác. Theo thống kê của các nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100g thịt lươn có chứa:
Bạn đang xem: Bầu ăn lươn được không? Lợi ích sức khỏe mà lươn mang đến cho bà bầu có thể bạn chưa biết
- 180kcal.
- 18,4g protein.
- 35mg canxi.
- 1mg sắt.
- 20mg magie.
- 164mg photpho.
- 51mg natri.
- 162mg kẽm.
- 1800mmg vitamin A.
- 272mg kali.
- 4mg vitamin E.
Sự hiện diện của các dưỡng chất với hàm lượng tương đối cao giúp lươn trở thành nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho người sử dụng. Vậy bầu ăn lươn được không? Câu trả lời là có. Việc bổ sung lươn vào chế độ ăn của mẹ bầu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời không chỉ đối với mẹ bầu mà còn cả thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều lươn trong quá trình mang thai vì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu như gây ra tình trạng khó tiêu, thậm chí là những khó chịu về mặt thể chất.
Những lợi ích sức khỏe mà lươn mang đến cho bà bầu
Như đã khẳng định ở trên: Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lươn. Vậy thịt lươn mang đến cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe nào?
Bổ sung năng lượng cho mẹ bầu
Xem thêm : 9 lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu không thể bỏ qua
Thịt lươn là nguồn cung cấp năng lượng cho mẹ bầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Trong 100 gam thịt lươn cung cấp khoảng 180 kcal. Việc mẹ bầu bổ sung lươn vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp cung cấp thêm năng lượng, hỗ trợ duy trì mọi hoạt động thường ngày đồng thời giảm mệt mỏi cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Giúp mẹ bầu cải thiện cơ bắp
Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Lươn có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường và cải thiện cơ bắp cho mẹ bầu. Ngoài ra, ăn lươn còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, hạn chế sự tích tụ mỡ thừa trong cơ thể nhờ sự hiện diện của acginin. Amino axit này có tác dụng kích thích hormone tăng trưởng đồng thời ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính có khả năng gây ung thư.
Cung cấp protein cho cơ thể mẹ bầu
Protein là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho việc hình thành các khối tế bào trong cơ thể, duy trì năng lượng và sức sống. Trung bình cứ 100g thịt lươn có chứa 18,4g chất đạm, nhờ đó, việc mẹ bầu ăn thịt lươn giúp cung cấp nguồn protein tuyệt vời cho cơ thể mẹ bầu. Nhờ lượng protein được bổ xung thường xuyên và đầy đủ từ thịt lươn mà em bé có điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện.
Lươn là nguồn cung cấp vitamin
Lươn được biết đến là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin B12 dồi dào. Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung thêm hàm lượng các vitamin này thông qua việc bổ sung thịt lươn vào chế độ dinh dưỡng thường ngày. Ngoài ra, ăn lươn không những có thể giúp mẹ bầu bổ sung thêm các chất chống oxy hóa mà còn giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng đồng thời hỗ trợ tế bào không bị suy yếu trước tác nhân gây oxy hóa. Thêm vào đó, thịt lươn còn có khả năng giảm nguy cơ sinh non cho mẹ bầu cũng như hạn chế tình trạng trẻ sinh ra bị thiếu cân, đồng thời phòng ngừa các dị tật ống dây thần kinh cho thai nhi.
Hỗ trợ sức khỏe hệ xương
Trong thịt lươn có chứa rất nhiều photpho và canxi. Đây là 2 dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ xương của mẹ chắc khỏe đồng thời kích thích sự phát triển hệ xương của em bé, hạn chế tình trạng còi xương sau này cho trẻ.
Việc bổ sung canxi và photpho đầy đủ trong suốt thai kỳ còn giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng đau lưng, tê bị chân tay và chuột rút.
Những ai không nên ăn lươn khi mang thai?
Xem thêm : Đặt tên con theo ngũ hành tương sinh hợp mệnh với bố mẹ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Lươn rất giàu dinh dưỡng, song lươn cũng là một thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó, mẹ bầu cần thận trọng khi ăn món này để tránh gây những tác dụng không mong muốn. Vậy những đối tượng nào không nên ăn lươn khi mang thai.
- Những mẹ bầu có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém không nên ăn lươn để tránh dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Lươn có tính hàn và khó tiêu do đó việc mẹ bầu ăn quá nhiều lươn có thể dẫn đến tình trạng bị đầy bụng, gây khó chịu cho mẹ bầu.
Như vậy, việc mẹ bầu có ăn được lươn không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa cũng như tình hình sức khỏe của mẹ bầu.
Cách ăn lươn đúng cách và an toàn
Việc mẹ bầu ăn lươn được không là một câu hỏi đã có đáp án. Tuy nhiên, khi ăn lươn, mẹ bầu cũng cần phải nắm được cách ăn đúng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu cần nắm được:
- Lươn là động vật sống trong đầm lầy và ăn tạp, do đó trước khi ăn lươn, mẹ bầu cần nấu chín thịt lươn ở nhiệt độ tối thiểu là 63 độ C.
- Khi mua lươn, mẹ bầu cần lựa chọn những con lươn tươi thay vì những con đã chết hoặc bị ươn bởi những con này có thể sản sinh ra histamin không tốt cho sức khỏe.
- Mẹ bầu cần sơ chế lươn với muối để loại bỏ lớp chất nhầy của lươn, trước khi đem đi nấu cháo hoặc nấu cùng với một thực phẩm nào đó, mẹ bầu nên xào lươn trước để giảm độ tanh.
- Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung lươn vào chế độ dinh dưỡng.
- Vì lươn có tình hàn, do đó, tuyệt đối không nấu chung lươn với những thực phẩm có tính nhiệt như khổ qua và dưa hấu.
- Mẹ chỉ nên ăn lươn với một lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ăn 2 bữa trong 1 tuần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lợi ích của lươn đối với sức khỏe mẹ bầu, những đối tượng không nên ăn lươn khi mang bầu cũng như một số lưu ý khi ăn lươn. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc: Bầu ăn lươn được không? Chúc mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi kênh sức khỏe của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm những bài viết bổ ích khác nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Medlatec
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé