Bố mẹ luôn mong muốn con luôn khỏe mạnh và việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non luôn khiến các bố mẹ không khỏi đau đầu. Đừng quá lo lắng, UPO sẽ mách cho ba mẹ một số tips để dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân trong bài viết dưới đây.
- Đuôi mèo có thể cho bạn biết lũ mòe đang nghĩ gì trong đầu
- Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Có sảy thai, nóng trong?
- [TỔNG HỢP] Các Từ Chỉ Sự Vật Bắt Đầu Bằng Ngh
- 101 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị, bổ ích và lành mạnh
- 5 tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non cô giáo và phụ huynh cần chú ý
Thế nào là rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ? Vệ sinh cá nhân gồm những gì?
Vệ sinh cá nhân là những hành động tự chăm sóc, duy trì và làm sạch cơ thể, loại bỏ các bụi bẩn giúp bản thân luôn sạch sẽ. Bao gồm những hoạt động quen thuộc hằng ngày như vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, tắm rửa, gội đầu, rửa tay, cắt móng tay, móng chân,… Đây cùng là những kỹ năng nền tảng để rèn trẻ kỹ năng sống tự lập.
Bạn đang xem: Kinh nghiệm dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân NỀ NẾP – BÀI BẢN
Tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non
Giữ gìn vệ sinh cá nhân rất quan trọng đối với mỗi cá nhân chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ, việc giữ vệ sinh cho trẻ là rất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ. Đây cũng là một trong những kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non đầu tiên cần dạy cho con. Một số lợi ích khi trẻ biết giữ gìn vệ sinh như sau:
- Ngăn ngừa bệnh tật: Khi trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ có thể ngăn chặn và loại bỏ những vi khuẩn, virus có hại gây ảnh hưởng đến da và cơ thể của trẻ. Khi trẻ được tắm rửa, làm sạch cơ thể thường xuyên sẽ giúp hạn chế bệnh tật và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Hình thành thói quen tốt: Khi trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách ngay từ nhỏ sẽ có thể hình thành được thói quen này suốt đời. Cơ thể bé sau khi trưởng thành sẽ có những thay đổi nhất định về tuyến mồ hôi, hormone khiến cơ thể xuất hiện dầu hơn, mùi khó chịu,… Việc giữ vệ sinh từ nhỏ giúp trẻ có thể phát triển tốt và tích cực hơn trong tương lai.
- Bảo vệ làn da: Vệ sinh cá nhân giúp làn da luôn được duy trì sạch sẽ, ngăn chặn bụi bẩn, khiến da khỏe mạnh, hạn chế các bệnh ngoài da.
- Răng miệng khỏe mạnh: Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và các bệnh về răng lợi khác. Đồng thời răng trắng sáng và thơm tho giúp giảm nguy cơ hôi miệng.
- Tự tin: Cơ thể luôn sạch sẽ giúp bé luôn thoải mái, đây là một trong những cách giúp bé tự tin.
- Tạo ấn tượng tốt với người khác: Cơ thể, quần áo sạch sẽ, hơi thở thơm mát sẽ giúp bé tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh.
- Nâng cao ý thức: Khi bé biết giữ gìn vệ sinh cá nhân bé sẽ tạo được một thói quen tốt. Khi bé ý thức sự sạch sẽ của bản thân sẽ giúp trẻ yêu thích sự sạch sẽ, từ đó nâng cao và có ý thức tốt đối với một số nếp sống như gọn gàng, sạch sẽ, biết bảo vệ môi trường,…
Những cách dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân bố mẹ có thể rèn luyện ngay tại nhà
Việc giữ gìn vệ sinh các nhân rất cần thiết, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ chưa thể tự ý thức được bản chất của những hoạt động vệ sinh cá nhân này. Thay vào đó bố mẹ cần phải hướng dẫn và giải thích cụ thể cho con hiểu rõ. Dưới đây là một số cách dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân mà bố mẹ có thể tham khảo thêm.
Rửa tay thường xuyên
Trẻ thường ham chơi, nghịch ngợm nên tay rất dễ tiếp xúc với bụi bẩn và các vi khuẩn, hơn nữa, tay cũng chính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nhiều trẻ còn có thói quen cho tay vào miệng, vào mũi, dụi mắt bằng tay,… Vì vậy khi tay bẩn sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là lúc trẻ còn đang có hệ miễn dịch yếu.
Bố mẹ cần cho bé biết được tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên cũng như những bệnh bé sẽ có thể gặp. Cùng với đó, bố mẹ hãy hướng dẫn con rửa tay đúng cách, rửa tay thường xuyên. Một số trường hợp đặc biệt mà bố mẹ phải dạy con cần rửa tay sạch với xà phòng như:
- Sau khi đi vệ sinh: Nhà vệ sinh là nơi mà vi khuẩn trú ẩn nhiều nhất, vì vậy hãy hướng dẫn con rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh xong kể cả đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
- Sau khi cầm những đồ vật bẩn: Những đồ vật có nhiều bụi bẩn, không sạch sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy nếu sau khi bé cầm nắm vào những vật này, bố mẹ hãy hướng dẫn bé rửa tay sạch. Một số đồ vật bẩn mà bé thường tiếp xúc như rác, đất,…
- Sau khi hắt xì hoặc ho: Sau khi ho hoặc hắt xì sẽ phát ra một số hạt nhỏ li ti có chứa vi khuẩn gây bệnh. Rửa tay sạch sau khi hắt xì và ho sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, mầm bệnh này, giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
- Sau khi tiếp xúc với các vật nuôi, động vật: Các vật nuôi thường rất có thể mang những vi khuẩn, virus ngay trên da, lông, miệng, mũi của chúng. Ngoài ra những vi khuẩn này có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy sau khi trẻ tiếp xúc với các động vật này cần phải rửa tay ngay.
- Sau khi chơi xong: Trong lúc chơi đùa, bé sẽ vô tình chạm vào những đồ vật có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Vì vậy sau khi chơi xong bé cũng nên rửa tay sạch lại với nước và xà bông.
- Kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn: Nhiều trẻ thường có thói quen ăn bốc, mút tay, cho tay vào miệng. Điều này sẽ gây nên một số bệnh nếu trẻ không rửa tay trước khi ăn.
- Trước khi chạm vào em bé: Em bé vốn có hệ miễn dịch rất yếu nên rất nhạy cảm với vi khuẩn, virus, khi chạm tay vào em bé cần phải rửa tay sạch kể cả người lớn và trẻ em.
- Trước khi chế biến thức ăn: Tay bẩn mà vẫn chế biến thức ăn là một trong những nguyên nhân đưa lượng vi khuẩn, virus vào cơ thể. Vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước khi chế biến hoặc chạm tay và các thức ăn.
Chăm sóc da thường xuyên
Da là một bộ phận bao phủ toàn bộ bề mặt của cơ thể, đây là một bộ phận tiếp xúc với không khí, bụi bẩn nhiều nhất. Vì vậy sự tích tụ các loại vi khuẩn, virus trên da lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây một số bệnh lý về da, gây mùi cơ thể khiến bé tự ti. Bố mẹ cần phải hướng dẫn con chăm sóc da thường xuyên như:
- Tắm và làm sạch da mỗi ngày
- Làm sạch từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt là những chỗ như nách, chân, lưng, rốn, khủy tay, đầu gối, háng,…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Sử dụng các loại sữa tắm diệt khuẩn, tốt cho da
- Lau sạch cơ thể sau khi tắm xong, không được mặc quần áo khi cơ thể đang ướt.
Xem thêm: 9 cách rèn trẻ tự đi vệ sinh TỰ GIÁC và vài lưu ý quan trọng
Gội đầu và chải tóc
Tóc và da đầu là các bộ phận tiếp theo bố mẹ cần rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non để trẻ dần tự lập. Da và tóc không được làm sạch trong thời gian dài sẽ rất dễ hình thành các vấn đề cho da đầu như gàu, chấy, rụng tóc, nhiễm trùng da đầu,… Vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con chăm sóc tóc và da đầu như chăm sóc làn da của mình. Một số cách chăm sóc da đầu mà bố mẹ nên chỉ dạy con như:
- Gội đầu sạch sẽ, ít nhất 2 lần một tuần.
- Khi gội đầu cần phải xả kỹ lại với nước, đảm bảo loại bỏ hết xà bông trên da đầu và tóc.
- Chải tóc thường xuyên để con trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.
- Cần lưu ý quan sát con có bị chấy hay không, vì con rất dễ bị chấy, lây từ các bạn bè khác. Hãy khuyến khích con cột tóc hoặc bết tóc gọn gàng để tránh tiếp xúc với các bạn có chấy.
- Hạn chế chia sẻ các vật dụng cá nhân như bàn chải, lược, gối, mũ,…
- Cắt tỉa tóc gọn gàng thường xuyên cho con ít nhất 4-6 tuần 1 lần.
Vệ sinh chân tay sạch sẽ
Tay chân là những bộ phận của cơ thể dễ tiếp xúc với bụi bẩn nhất, vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con vệ sinh tay chân kỹ lưỡng. Hãy đảm bảo rằng tay con luôn được làm sạch, con rửa chân ít nhất cách mỗi ngày một lần để loại bỏ các bụi bẩn. Lưu ý, bố mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh chân đúng cách, làm sạch các kẽ chân sạch sẽ vì đây là những chỗ mà trẻ rất dễ bỏ qua khi rửa chân.
Đặc biệt, hãy dạy cho con làm sạch móng tay, móng chân, cắt tỉa thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn tụ lại trong móng. Đồng thời điều này cũng làm giúp hạn chế tình trạng móng tay móng chân quá dài cấn vào da gây trầy xước cho chính bản thân và những người mà bé tiếp xúc.
Xem thêm: Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định ở nhà và nơi công cộng
Vệ sinh răng miệng
Xem thêm : 7+ Cách kiềm chế cơn nóng giận với con để trở thành mẹ khoan dung
Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ bé giúp loại bỏ những thức ăn thừa, mảng bám và các loại vi khuẩn răng miệng. Đặc biệt ở độ tuổi này, trẻ thường xuyên ăn những loại thức ăn nhanh, kẹo bánh, nếu không giữ răng miệng sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh thường gặp về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
Để dạy con vệ sinh răng miệng đúng cách, bố mẹ cần hình thành thói quen cho con ngay từ nhỏ, ở khoảng độ 2 tuổi bố mẹ đã có thể cho con đánh răng bằng bàn chải đánh răng trẻ em. Đồng thời bố mẹ cũng cần cho con biết được sự quan trọng của việc thường xuyên đánh răng, nếu không đánh răng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con như thế nào. Hãy hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng thật kỹ ở tất cả các bề mặt của răng.
Ham chơi là bản chất của trẻ lúc này, vì vậy việc vệ sinh răng miệng sẽ vô cùng nhàm chán đối với trẻ và trẻ sẽ không thích cũng như lười đánh răng. Bố mẹ cần phải giúp con yêu thích việc đánh răng bằng cách đánh răng cùng với con vào mỗi buổi tối, tạo ra những mẩu chuyện vui làm con cảm thấy vui vẻ và cảm thấy thú vị. Việc đánh răng lúc này sẽ không còn nhàm chán, lâu dần sẽ hình thành thói quen tốt đối với con trẻ.
Thay quần áo bất cứ khi nào cần thiết
Trẻ thường năng động, chạy nhảy và vui chơi tiết mồ hôi, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn nên rất dễ làm vấy bẩn quần áo, thậm chí bé ở giai đoạn đầu đời vẫn có thể bị dính bẩn quần áo. Chính vì vậy bất cứ khi nào cần thiết, khi quần áo con quá bẩn, bố mẹ cần phải thay ngay cho bé.
Mỗi ngày bố mẹ nên thay quần áo cho con ít nhất 2 lần mỗi ngày, ngay sau khi con chơi đùa chạy nhảy nhiều. Đi học trẻ phải mặc đồng phục của trường, hãy thay cho con một bộ đồ sạch sẽ khi con vừa về đến nhà để con thoải mái hơn.
Ngoài ra đồ lót là một trong những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, vi khuẩn, bố mẹ cần phải hướng dẫn bé thay mỗi ngày.
Vệ sinh giày dép sạch sẽ mỗi khi đi về
Giày dép là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên rất dễ đem theo những bụi bẩn, vi khuẩn. Hơn nữa khi chân tiết ra mồ hôi gây ẩm ướt cũng là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và tích tụ vi khuẩn cho đôi chân.
Vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn con vệ sinh sạch sẽ giày dép sau khi đi từ ngoài về, đồng thời không được mang giày dép bẩn, ẩm ướt. Luôn giữ giày dép sạch, sẽ đẹp lại một đôi chân sạch sẽ cho con.
Xem thêm: Kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp cho trẻ nên được giáo dục như thế nào?
Cần làm gì để rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non?
Trẻ cần sự hướng dẫn từ bố mẹ để có thể phát triển những thói quen vệ sinh cá nhân. Dưới đây là một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần biết.
Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân ngay từ trong nếp sống gia đình
Nếp sống và thói quen sống trong gia đình rất ảnh hưởng đến bé, vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên được bắt đầu từ trong nhà. Một ngôi nhà được bố mẹ dọn dẹp ngăn nắp, sạch sẽ và đều được làm một cách trật tự. Điều này vô tình sẽ tạo nên ý thức, thói quen cho con trẻ.
Bố mẹ có thể đặt ra các trật tự của công việc cho bé ví dụ như “Nếu chưa rửa tay thì chưa được ăn”, “Nếu chưa rửa chân thì không được vào nhà”,… Hãy để bé biết rằng các công việc cần được làm một cách đàng hoàng, nếu làm qua loa bé sẽ phải làm lại từ đầu và rất mất thời gian, công sức của bé để tham gia các trò chơi, hoạt động khác.
Hãy để bé tự mình trải nghiệm các công việc và tạo ra kết quả cuối cùng, đồng thời tạo hứng thú động lực cho thông qua các lời khen ngợi khi bé đã làm tốt.
Tập cho trẻ luôn xem việc giữ vệ sinh chính là một nhiệm vụ
Xem thêm : Hóa học đằng sau que phát sáng
Giữ gìn vệ sinh cá nhân là một việc rất cần thiết, đây là nhiệm vụ của mỗi người. Hãy cho con hiểu rằng con cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân con và những người xung quanh. Đồng thời bố mẹ cũng cần cho con biết những hậu quả của việc không vệ sinh cá nhân để bé có thể cố gắng tuân thủ nhiệm vụ này.
Bố mẹ hãy nhắc nhỡ con giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên, đặc biệt là lúc con phản ứng hay lơ là những công việc này. Hãy nghiêm túc thực hiện cùng với con trẻ để con nhận thấy mức độ cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Giải thích các khái niệm về vi trùng và vi khuẩn
Lúc bé còn nhỏ, bé chưa thể hiểu rõ về các khái niệm chính xác về vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Vì vậy trẻ cũng chưa thể hiểu rõ được những hậu quả của nó mang lại cũng như hậu quả của việc vệ sinh cá nhân. Vì vậy bố mẹ cần rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ bắt đầu từ việc giải thích cho con hiểu được vi khuẩn vi trùng gây hại đến sức khỏe và cơ thể bé như thế nào. Từ đó con sẽ có thể hiểu hơn về việc vệ sinh cá nhân của mình và tuân thủ vệ sinh tốt hơn.
Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên phóng đại quá mức, vì đôi lúc có thể trở thành nỗi ám ảnh cho trẻ, khiến trẻ sợ hãi và áp lực về những vết bẩn và cách vệ sinh hằng ngày.
Làm cho việc giữ vệ sinh cá nhân trở nên vui vẻ và thú vị đối với trẻ
Trẻ sẽ thích thú và làm những công việc mà trẻ cho rằng đó là niềm vui và hạnh phúc. Vì vậy bố mẹ cần tạo cho con một không khí tích cực, mới mẻ và thú vị để trẻ có thể quen dần với việc vệ sinh cá nhân.
Bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Dạy bé cách tạo bọt xà phòng và tưởng tượng thành những nhân vật thú vị lúc bé tắm.
- Sử dụng kem đánh răng có hương vị và mùi mà bé yêu thích.
- Chọn bàn chải đánh răng có hình nhân vật ngộ nghĩnh.
- Kể những mẩu chuyện vui nhộn với chủ đề về vệ sinh cá nhân cho bé.
Xem thêm: 12+ cách rèn cho trẻ tính kiên trì và vững tin vào bản thân
Cha mẹ hãy làm gương trẻ noi theo
Những hành vi việc làm của bé đều sẽ được nhận thức và hỏi tập theo bố mẹ, vì vậy bố mẹ cần làm gương cho con trẻ để con noi theo. Bố mẹ hãy bắt đầu sống gọn gàng, ngăn nắp và cùng bé dọn dẹp, rửa tay chân để bé làm theo.
Tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ nếu cần thiết
Các bé sẽ có khuynh hướng nghe lời bác sĩ. Nếu bé mãi không thể giữ gìn vệ sinh các nhân và gặp một số vấn đề để hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân. Bố mẹ có thể tìm đến bác sĩ và nhờ sự tư vấn của bác, rất có thể bé sẽ nghe lời và biết được việc vệ sinh cá nhân cần được thực hiện nghiêm túc.
Bắt đầu từ những thói quen nhỏ như rửa tay và tắm
Nếu phải làm quá nhiều công việc cùng một lúc, đôi khi trẻ sẽ cảm thấy quá sức và chán chường. Điều này thể hiện ở những biểu hiện như bé không phản ứng và không tạo được kết quả cụ thể trong khi bố mẹ dạy con một cách dồn dập. Khi rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ, bố mẹ nên kiên nhẫn dạy bé, hãy bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất như rửa ta, tắm thường xuyên. Sau đó hãy nâng dần các công việc theo thời gian.
Hy vọng bài viết trên đã tổng hợp các cách dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân mà bố mẹ cần tham khảo để hướng dẫn con hiệu quả nhất. Những biện pháp này tuy đơn giản, dễ dàng nhưng bố mẹ phải cần kiên nhẫn để con nhỏ chấp nhận và quen dần với các hành động này. Bố mẹ cũng hãy tìm hiểu tính cách, ưu điểm, nhược điểm của con để định hướng được cách giáo dục phù nhất dành cho trẻ.
Chương trình Sinh Trắc Vân Tay tại UPO sẽ giúp xác định được những liên quan chặt chẽ giữa các chỉ số tăng trưởng thần kinh não bộ và sự tăng trưởng của lớp biểu bì dưới da thông qua công nghệ tiên tiến. Từ đó biết được những thế mạnh, sự nổi trội cũng như những hạn chế của con để bố mẹ có thể phát triển hoặc cải thiện để con hoàn thiện tích cực hơn mỗi ngày.
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non